Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ… bệnh có khả năng lây nhiễm cao, phổ biến trên toàn thế giới và là một nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, có thể phòng ngừa bằng vaccin ở trẻ em. Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng biến chứng có thể gặp là: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng…
Nguyên nhân gây bệnh và dịch tễ học
- Bệnh thường gặp vào mùa đông và mùa xuân ở vùng ôn đới, ở trẻ dưới 5 tuổi và người lớn cho phòng hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ.
- Căn nguyên gây bệnh là virus sởi, thuộc họ Paramyxoviridae, virus hình cầu, đường kính 120 – 250nm, sức chịu đựng yếu, dễ bị diệt với các thuốc khử trùng thông thường, ánh sáng mặt trời, sức nóng… Ở nhiệt độ 56 độ C bị diệt trong 30 phút.
- Con người là vật chủ tự nhiên duy nhất của virus sởi.
- Virus sởi lây truyền qua đường hô hấp, qua không khí hoặc các giọt băn khi bệnh nhân ho, hắt hơi và khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng của bệnh nhân.
- Virus vẫn hoạt động và lây truyền trong không khí hoặc trên các bề mặt bị nhiễm bệnh trong tối đa 2 giờ, nó có thể được lây truyền từ bệnh nhân 4 ngày trước và sau khi phát ban.
Dấu hiệu nhận biết của bệnh
Khoảng 10 tới 12 ngày sau khi tiếp xúc với siêu vi sởi, bệnh nhân sẽ xuất hiện những triệu chứng sau :
- Sốt
- Ho khan
- Chảy nước mũi
- Mắt đỏ
- Không chịu được ánh sáng
- Những nốt nhỏ xíu với Phòng Khám mầu xanh trắng xuất hiện bên trong miệng nơi gò má. Những nốt này có tên là đốm Koplik.
- Người mọc ra những đốm đỏ lớn, phẳng, chập vào nhau
Diễn biến lâm sàng của bệnh
Bệnh có hai thể là thể điển hình và không điển hình
– Thể điển hình:
+ Giai đoạn ủ bệnh: 7 – 14 ngày (trung bình 10 ngày).
+ Giai đoạn khởi phát: kéo dài 2 – 4 ngày, người bệnh sốt cao (40,5°C), ho, chảy nước mũi, viêm kết mạc đỏ, chảy nước mắt, có thể có hạt Koplik xuất hiện sau 2 – 3 ngày sau khi bắt đầu có triệu chứng. Hạt Koplik là các hạt nhỏ có kích thước 0,5 – 1mm màu trắng xám có quấng ban đỏ nổi gồ lên trên bề mặt niêm mạc miệng.
+ Giai đoạn toàn phát: 3 – 5 ngày sau khi bắt đầu có triệu chứng, phát ban xuất hiện. Khởi đầu nó thường là chấm đỏ, bề mặt phẳng, ấn kính mất màu, xuất hiện từ trán, sau tai nhanh chóng lan ra mặt, cổ, thân mình và tay chân, cả ở lòng bàn tay, bàn chân. Các chấm có thể kết hợp lại với nhau khi chúng lại từ đầu đến phần còn lại của cơ thể. Khi bạn mọc hết toàn thân thì nhiệt độ giảm dần.
+ Giai đoạn hồi phục: ban nhạt màu đần rồi chuyển sang màu xám, bong vẩy phấn sẫm màu, để lại vết thâm vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện, Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh tự khỏi. Có thể ho kéo dìa 1-2 tuần sau khi hết ban
– Thể không điển hình
+ Biều hiện lâm sàng có thể sốt nhẹ thoáng qua, viêm long nhẹ và phát ban ít, toàn trạng tốt. Thể này dễ bị bỏ qua, dẫn đến lây lan bệnh mà không biết.
+ Người bệnh cũng có thể sốt cao liên tục, phát ban không điển hình, phù nề tứ chi, đau mỏi toàn thân, thường có viêm phổi nặng kèm theo.
Biến chứng
Viêm thanh quản
- Giai đoạn sớm, là do virus sởi: xuất hiện ở giai đoạn khởi phát, giai đoạn đầu của mọc ban thường mất theo ban,hay có Croup giả, gây cơn khó thở do co thắt thanh quản.
- Giai đoạn muộn: do bội nhiễm (hay gặp do tụ cầu, liên cầu, phế cầu…), xuất hiện sau mọc ban. Diễn biến thường nặng: sốt cao vọt lên, ho ông ổng, khàn tiêng, khó thở, tím tái.
Viêm phế quản
- Thường do bội nhiễm, xuất hiện vào cuối thời kì mọc ban. Biểu hiện sốt lại, ho nhiều, nghe phổi có ran phế quản, bạch cầu tăng, neutro tăng, X quang có hình ảnh viêm phế quản.
Viêm phế quản – phổi
- Do bội nhiễm, thường xuất hiện muộn sau mọc ban.
- Biểu hiện nặng: sốt cao khó thở, khám phổi có ran phế quản và ra nổ. X quang có hình ảnh phế quản phế vêm (nốt mờ rải rác 2 phổi).
- Bạch cầu tăng, neutro tăng, thường là nguyên nhân gây tử vong trong bệnh sởi, nhất là ở trẻ nhỏ.
Viêm não – màng não – tủy cấp
- Là biến chứng nguy hiểm gây tử vong và di chứng cao. Gặp ở 0,1 – 0,6% bệnh nhân sởi. Thường gặp ở trẻ lớn (tuổi đi học), vào tuần đầu của ban (ngày 3 – 6 của ban).
- Khởi phát đột ngột, sốt cao vọt co giật, rối loạn ý thức: u ám – hôn mê, liệt ½ người hoặc 1 chi, liệt dây III, VII hay gặp hội chứng tháp – ngoại tháp, tiểu não, tiền đình…
- Viêm màng não kiểu thanh dịch (do virus).
- Viêm tủy: liệt 2 chi dưới, rối loạn cơ vòng.
Viêm màng não
- Viêm màng não thanh dịch do viru sởi
- Viêm màng não mủ sau viêm tai do bội nhiễm.
Viêm não chất trắng bán cấp xơ hóa(Van bogaert)
- Hay gặp ở tuổi 2 – 20 tuổi, xuất hiện muộn sau vài năm, điều này nói lên virus sởi có thể sống tiềm tàng nhiều năm trong cơ thể bệnh nhân có đáp ứng miễn dịch bất thường.
- Diến biến bán cấp từ vài tháng đến 1 năm. Bệnh nhân chết trong tình trạng tăng tương lực cơ và co cứng mất não.
Viêm niêm mạc miệng
- Lúc đầu do virus sởi, thường hết cùng với ban.
- Muộn thường do bội nhiễm
Cam mã tấu (noma)
- Xuất hiện muộn, do bội nhiễm xoắn khuẩn Vincent là một loại vi khuẩn hoại thư gây loét niêm mạc miệng, lan sâu rộng vào xương hàm gây hoại tử niêm mạc, viêm xương, rụng răng, hơi thở hôi thối.
Viêm ruột
- Do bội nhiễm các loại vi khuẩn như shigella, E. coli…
Biến chứng tai – mũi – họng
- Viêm mũi họng bội nhiễm
- Viêm tai – viêm tai xương chũm.
Biến chứng do suy giảm miễn dịch
- Dễ mắc thêm các bệnh khác như lao, bạch hầu, ho gà…
Điều trị bệnh sởi
Các biện pháp chung:
- Bệnh không có điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ, cân được cách ly, phát hiện và điều trị sớm biến chứng.
- Không sử dụng corticoid khi chưa loại trừ sởi.
- Sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm trùng tai, mắt và viêm phổi.
Điều trị hỗ trợ gồm có:
- Vệ sinh da, mắt, miệng họng, không sử dụng các chế phẩm có corticoid.
- Tăng cường dinh dưỡng.
- Hạ sốt: áp dụng các biện pháp hạ nhiệt vật lý như lau nước ấm, chườm mát. Dùng thuốc hạ sốt paracetamol khi sốt cao.
- Bồi phụ nước, điện giải qua đường uống. Chỉ truyền dịch duy trì khi người bệnh nên
- nhiều, có nguy cơ mất nước và rối loạn điện giải.
- Bổ sung vitamin A: ngăn ngừa tổn thương mắt, mù lòa và được chứng minh là làm giảm 50% số ca tử vong do bệnh sởi. o Trẻ dưới 6 tháng: uống 50.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp. o Trẻ 6 – 12 tháng: uống 100.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp. o Trẻ trên 12 tháng và người lớn: uống 200.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp. Trường hợp có biểu hiện thiếu vitamin A: lặp lại liều trên sau 4 – 6 tuần.
- Chú ý với các trường hợp sởi có biến chứng nặng thường có giảm protein và albumin máu nặng cân cho xét nghiệm để bù albumin kịp thời.
Dự phòng bằng Vaccine
- Gramma globulin 40mg/kg dùng phòng bệnh khẩn cấp cho trẻ suy dinh dưỡng, hoặc trẻ đang bị một bệnh khác… mà có tiếp xúc với trẻ bị sởi.
- Vacxin sởi: vacxin sống, giảm độc lực dùng cho trẻ 6 – 9 tháng tuổi trở lên, có tác dụng bảo vệ cao. Vacxin sởi là một vacxin bắt buộc trong “Chương trình tiêm chủng mở rộng” ở nước ta hiện nay. Nhờ đó, hiện nay tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do sởi đã giảm nhiều.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh sởi. Hi vọng bạn đọc có thể hiểu thêm về bệnh và tiêm phòng vaccine đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ y tế đã đề ra.
Phòng Khám đông y Tuệ Y Đường – Chúc bạn đọc luôn khỏe mạnh !\
Tài liệu: Hình ảnh lâm sàng, chẩn đoán và điều trị trong chuyên ngành da liễu tập 1.