“Á sừng” chắc hẳn là bệnh lí chúng ta không còn cảm thấy xa lạ bởi đây là một bệnh lí khá phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và thường tái phát hoặc trở nặng vào mùa đông khi thời tiết lạnh và hanh khô. Tuy bệnh không nguy hiểm nhưng gây khó chịu và nhiều phiền toái trong sinh hoạt cho người bệnh. Khi phát hiện mắc bệnh, chúng ta nên điều trị như thế nào để kiểm soát tình trạng tốt nhất? Hãy cùng Tuệ Y Đường tìm hiểu về vấn đề này cùng BS.CKII Trần Thị Thu Huyền
1. Á sừng là bệnh gì? Biểu hiện của bệnh là như thế nào?
Á sừng (Dermatitis plantaris sicca) là căn bệnh da bị khô, bong và nứt nẻ. Đặc biệt là ở gót chân trong mùa đông khi thời tiết hanh, khô. Thậm chí da có thể bị toét, rớm máu và nứt sâu khiến người bệnh vô cùng đau đớn.
Một số biểu hiện đặc trưng của bệnh có thể kể đến là:
Da khô, bong tróc, nứt nẻ
Quá trình hình thành tế bào da bị dở dang do đó cấu tạo của lớp da trở nên khô ráp, dày sừng kèm theo sưng tấy và đỏ.
Ngoài ra, da yếu ớt, tạo sừng nên dễ bong tróc, nứt nẻ tạo nên các đường rãnh nông hoặc sâu đặc trưng trên da.
Xuất hiện tổn thương trên da, chảy máu, đau rát
Da bong tróc, yếu ớt khiến nó rất dễ bị tổn thương. Các vết nứt quá sâu có thể gây chảy máu kèm cảm giác nhức nhối, đau rát.
Người bệnh sẽ có cảm giác da ở vùng bị bệnh á sừng trở nên căng hơn, các vết nứt rát hơn.
Ngứa ngáy
Kèm cảm giác nhức, rát là ngứa ngáy, khó chịu. Người bệnh bứt rứt và có thể liên tục muốn gãi ngứa càng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổn thương xuất hiện trên da.
Mất vân tay, vân chân
Liên tục bong từng lớp từng lớp sẽ khiến da mỏng đi, hệ lụy tất yếu là nhiều người bệnh mất cả vân tay, vân chân.
Các dấu hiệu của bệnh á sừng có thể nặng hay nhẹ tùy thuộc vào yếu tố mùa hay tần suất tiếp xúc với các chất tẩy rửa trong sinh hoạt hàng ngày.
2. Nguyên nhân gây nên bệnh Á sừng
Có rất nhiều nguyên nhân bệnh á sừng và một trong số các nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
- Do cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng với các tác động từ môi trường, thời tiết hay các yếu tố khách quan khác. Đồng thời, di truyền cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh này nhưng khá hiếm gặp.
- Những người có thói quen thường xuyên cọ xát tay, chân hoặc do thực hiện lặp lại liên tục các cử động như cọ xát gót chân hay ngón chân vào giày trong lúc di chuyển.
- Cơ địa tiết nhiều mồ hôi cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh á sừng do làn da của bạn luôn trong tình trạng ẩm ướt rồi khô đi, lặp lại nhiều lần như vậy sẽ khiến da mất đi sự cân bằng và gây nứt nẻ.
- Do sự thay đổi thời tiết thất thường, nắng nóng đổ nhiều mồ hôi hay mùa đông quá lạnh cũng khiến bệnh xuất hiện hoặc tái phát và trở nên nặng hơn.
- Việc tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần với các loại hóa chất, chất kích ứng cũng khiến cho da bị tác động và gây bệnh á sừng.
- Ngoài ra, việc cơ thể thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng như vitamin A, E, D, C…cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh á sừng.
3. Bệnh á sừng có thể điều trị dứt điểm được không?
Á sừng là tình trạng da tương đối khó điều trị và nó rất dễ tái phát. Và một khi tái phát nhiều lần sẽ khiến các triệu chứng bệnh ngày một nghiêm trọng, diện tích lan rộng hơn. Tuy nhiên, bệnh sẽ được kiểm soát và khỏi nếu như áp dụng đúng phương pháp, ngăn ngừa tái phát trong thời gian dài
4. Vậy Đông y chữa trị bệnh Á sừng như thế nào?
Đông y cũng là một phương pháp chữa bệnh á sừng được nhiều người lựa chọn vì tính an toàn cũng như hiệu quả điều trị tận gốc. Nguyên tắc chữa á sừng của Đông y là điều trị từ căn nguyên kết hợp cải thiện triệu chứng, đảm bảo hiệu quả lâu dài và hạn chế tái phát.
Y học cổ truyền quan niệm á sừng không chỉ là một bệnh ngoài da. Nguyên nhân sâu xa của chứng bệnh này đến từ sự suy giảm chức năng điều hòa và thải độc của gan và rối loạn khí huyết trong cơ thể. Chất độc không được đào thải, lâu ngày tích tụ làm rối loạn khí huyết, tổn thương tạng phủ, biểu hiện bên ngoài thành tình trạng viêm nhiễm, khô ráp, nứt nẻ, bong vẩy.
Muốn giải quyết triệt để, tận gốc bệnh á sừng, Đông y cho rằng, trước tiên cần loại bỏ căn nguyên gây bệnh, thải độc, điều hòa, bồi bổ chức năng gan, thận. Đồng thời lấy lại cân bằng nội tiết, ổn định khí huyết, cân bằng âm dương và cải thiện những rối loạn miễn dịch. Khi căn nguyên được loại bỏ, các triệu chứng khô ngứa, nứt nẻ bên ngoài sẽ được đẩy lùi, trả lại làn da mềm mại, mịn màng như bình thường.
Kết quả điều trị Mề đay tại Đông y Tuệ Y Đường [1]
5. Vậy Đông y có loại dược liệu nào có tác dụng trị bệnh á sừng không?
Á sừng nếu can thiệp và điều trị kịp thời thì rất dễ trị khỏi bệnh. Một số loại thảo dược sau có tác dụng khá hiệu quả với bệnh á sừng ở giai đoạn nhẹ, vừa:
- Lá lốt: Tác dụng chính của lá lốt đó là kháng viêm, chống khuẩn hiệu quả. Dùng lá lốt nấu lấy nước uống mỗi ngày hoặc lá lốt giã ra đắp lên vết thương cũng rất hiệu quả.
- Lá trầu không: Với công dụng kháng khuẩn, chống viêm tuyệt vời của mình thì bạn có thể dùng lá trầu không nấu lấy nước tắm, rửa vết á sừng, sắc thành thuốc uống mỗi ngày cũng rất hiệu quả.
- Cây vòi voi: Sử dụng cây vòi voi để chữa bệnh á sừng là một mẹo dân gian rất phổ biến. Chỉ cần một nắm lá tươi giã cùng muối hạt đắp lên vết thương rồi băng lại để qua đêm cũng rất hiệu quả.
- Dầu dừa: Không chỉ có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn tốt mà còn giúp cấp ẩm, duy trì độ ẩm cho da cực kỳ tốt, góp phần giải quyết vấn đề bong tróc, nứt nẻ làn da.
5. Chế độ chăm sóc, các thói quen khi mắc bệnh á sừng
Khi mắc bệnh, bạn cần lưu ý hình thành thói quen thực hiện các điều sau đây để cải thiện triệu chứng của bệnh á sừng:
- Dưỡng ẩm da: Có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có khả năng làm dịu da, ẩm da, mềm da hoặc dầu oliu, vaseline để thoa lên tay, chân, những nơi da đang bị nổi vảy, khô ráp hoặc bôi toàn thân để đạt hiệu quả tốt hơn.
- Tránh các yếu tố nguy cơ làm tổn thương lớp sừng da: Tránh chà xát hay kỳ cọ mạnh vì rất dễ gây nhiễm khuẩn và càng khiến bệnh trở nên nặng nề hơn.
- Tránh để nước tiếp xúc da: Sau khi tắm hoặc rửa tay, rửa chân thì người bệnh nên dùng khăn sạch để thấm khô nước trên cơ thể, ở mọi ngóc ngách, nhất là ở các kẽ chân, kẽ tay rồi hay bôi kem dưỡng ẩm để đạt kết quả tốt nhất.
- Không ngâm tay ngâm chân trong nước muối: Nước muối là dung dịch có tính sát khuẩn cao nhưng đồng thời nó cũng có đặc tính ưu trương và dễ làm cho làn da bị khô căng và dễ nứt nẻ gây bệnh hơn.
- Bổ sung nước: Da khô chính là nguyên nhân góp phần vào việc khiến làn da trở nên yếu ớt, suy giảm chức năng bảo vệ nên dễ gây ra bệnh á sừng. Vì vậy, người bệnh nên thường xuyên uống nước, trung bình ít nhất mỗi ngày 2 lít để vừa đủ nước cho cơ thể hoạt động vừa giúp cấp nước cho da thêm khỏe mạnh.
Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn về da liễu hãy liên hệ trực tiếp Bác sĩ Trần Thị Thu Huyền hoặc Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp các bạn nhé.
Tôi bị bệnh vẩy nến á sừng đã chuyển sang mãn tính (bị 6 năm nay) có cách nào chữa khỏi được không?
Bác sĩ làm ơn cho tôi xin hỏi: Môi của con tôi bị các nốt mụn nhỏ li ti, màu đỏ, lan ra cả viền môi, ngứa, rát, khô, bong vảy, ăn uống, cười nói rất khó, đó là biểu hiện của bệnh gì, cơ sở mình có thuốc chữa khỏi bệnh vĩnh viễn không, thuốc có gửi qua đường bưu điện không? Rất mong nhận được sự trả lời của bác sĩ, cảm ơn bác sĩ nhiều.