“Mục sở thị” chuyên gia đầu ngành : Th.s, BsCKII Trần Thị Thu Huyền
Vị danh y từ tâm, hết lòng vì bệnh nhân.
Nghề y vẫn luôn là một nghề cao quý và được tôn vinh từ bao thế hệ nay. Điều này được hình thành bởi công sức cũng như hi sinh thầm lặng của biết bao thế hệ bác sĩ, thầy thuốc vì lợi ích cộng đồng. Đến với Phòng Khám Tuệ Y Đường bạn sẽ thấy hình ảnh thân thiện của Th.s, BsCKII Trần Thị Thu Huyền, người luôn gắn bó với ngành y học cổ truyền bằng ngọn lửa đam mê, một người thầy thuốc luôn lấy chữ Tâm, chữ Đức là phương châm trong nghề.
Gia đìnhTh.s, BsCKII Trần Thị Thu Huyền có truyền thống làm nghề y
Th.s, BsCKII Trần Thị Thu Huyền, người con gái Lâm Thao, vùng đất của rừng và nước may mắn được sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề y. Ông của cô là 1 vị thầy thuốc có tiếng trong vùng. Cha của cô cũng là một bác sĩ ngoại khoa được nhiều người kính trọng, được giữ chức vụ quan trọng là Giám đốc bệnh viện tỉnh. Nhà có 5 người con thì có tới 4 người theo nghiệp Y. Từ nhỏ, các chị em Huyền đã thường xuyên được nghe ông kể về sự kỳ diệu của các loài cây. Đôi lúc, cô theo ông đi nhặt nhạnh, tìm cây thuốc, cô không khỏi bất ngờ bởi vì chỉ là vài cây cỏ mà những gì chúng làm được lại đáng nể phục. Dần dần, sự đam mê cây cỏ và hứng thú với nghề y của cô theo năm tháng ngày càng lớn dần. Cô chia sẻ: “Ngày xưa tôi đã rất ngạc nhiên khi không nghĩ kho tàng y học cổ truyền lại phong phú, đa dạng và tuyệt vời đến thế. Vì ông cha làm nghề y nên tôi cũng may mắn được biết nhiều hơn về y học. Đó cũng là nền tảng tốt cho tôi sau này khi theo nghề. Nhà tôi ngày ấy, khi ông còn sống thường hay chữa bệnh cho mọi người mà không hề nghĩ đến việc trả ơn. Ai có cho, nếu vui vẻ thì ông nhận, đôi khi chỉ là vài cái bánh, quả trứng, con gà. Còn nếu hoàn cảnh khó khăn, ông cũng vẫn bắt bệnh và bốc thuốc miễn phí cho người bệnh. Cha tôi cũng vậy, dù là bác sĩ ngoại khoa luôn bận rộn, thời gian nghỉ ngơi rất hiếm hoi nhưng nếu có việc cần, gọi ông là ông sẵn sàng khoác áo đi nửa đêm lên xe ra viện là chuyện thường ngày. Có lẽ chính những hành động đó đã ảnh hưởng sâu sắc tới tâm trí những đứa trẻ như chị em chúng tôi. Chúng tôi ý thức được sự quan trọng và tầm ảnh hưởng của một người thầy thuốc”.
Có lẽ, cũng chính bởi thấu hiểu tất cả những điều đó, cả nỗi đau khổ và day dứt bởi bệnh tật lẫn sự vui mừng hân hoan của người khỏi bệnh mà Th.s, BsCKII Trần Thị Thu Huyền lúc bấy giờ với tinh thần của 1 người con Đất Tổ đã quyết tâm theo nghề y. Vừa là để có thể tiếp nối truyền thống gia đình, phát huy tốt hơn nữa những bài thuốc của cha ông và hơn hết chính là để theo đuổi đam mê chữa bệnh giúp người của mình.
Th.s, BsCKII Trần Thị Thu Huyền không ngừng học hỏi, nỗ lực phát huy những tinh hoa của đời xưa để lại.
Năm ấy, Th.s, BsCKII Trần Thị Thu Huyền chọn thi vào trường đại học y Thái Nguyên (1988-1992). 2 năm tiếp theo Huyền tiếp tục thi đậu và theo học tại trường đại học y Hà Nội. Suốt những năm tháng ngồi trên ghế giảng đường, cô luôn là sinh viên top đầu của lớp. Vốn thông minh, nhanh nhẹn, lại ham học hỏi, Huyền được thầy cô quý mến, bạn bè nể phục.
Không ngại khó, ngại khổ, không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức để hoàn thiện và làm chủ các bài thuốc gia truyền của dòng tộc. Bên cạnh các kiến thức đã học được, Th.s, BsCKII Trần Thị Thu Huyền còn đi đến nhiều vùng miền để vừa học thêm y thuật của các lương y giỏi, vừa để tìm thêm các vị thuốc quý.
Th.s, BsCKII Trần Thị Thu Huyền chia sẻ: “Đức Phật đã dạy “Sinh ra là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, lo lắng – than thở – buồn rầu – tuyệt vọng là khổ, không đạt được điều mình ưa thích là khổ.” Vì tôi đã trực tiếp tiếp xúc với rất nhiều người bệnh nên tôi biết và hiểu rõ nhất cái khổ của họ về bệnh tật và sự tuyệt vọng về nó. Nếu bản thân mình đã may mắn tránh được cái khổ vì bệnh thì tại sao không cố gắng làm điều có ích, làm điều mình muốn?
Điều tôi muốn chính là không ngừng nỗ lực, không ngừng trau dồi để phát triển bản thân, góp phần vào việc phát triển nền YHCT nước nhà và hơn cả là giúp người bệnh hết bệnh. Hết bệnh là hết khổ.”
Có lẽ bởi chính quyết tâm đến từ sự đơn thuần là mong muốn giúp mọi người khỏi bệnh mà suốt trong những năm tháng học tập và công tác của mình, Th.s, BsCKII Trần Thị Thu Huyền đã có những thành tích đáng nể:
- Năm 2002- 2004: Th.s, BsCKII Trần Thị Thu Huyền bảo vệ thành công luận án thạc sĩ. Khi đó, cô đang công tác tại khoa YHCT Bệnh viện Giao Thông.
- Năm 2008, cô được bổ nhiệm là phó khoa YHCT Bệnh viện Giao Thông.
- Năm 2018 cô theo học và hoàn thành chuyên khoa 2 vào năm 2020.
Thành tích nổi bật/Giải thưởng của Th.s, BsCKII Trần Thị Thu Huyền:
- Th.s, BsCKII Trần Thị Thu Huyền đã nhận được rất nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp, các ban ngành: cục y tế, đơn vị công tác…
- Ngoài ra còn có các đề tài khoa học được đánh giá cao.
- Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư vú của viên Angala
- Đánh giá tác dụng điều trị giảm đau thần kinh tọa của bài độc hoạt tan kí sinh
- Đánh giá tác dụng điều trị sỏi thận của bài thuốc …
Mặc dù nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp ban ngành, cùng sự động viên, cảm ơn của bệnh nhân nhưng Th.s, BsCKII Trần Thị Thu Huyền luôn nhủ lòng phải nỗ lực hết mình, phải làm sao để xứng đáng là đệ tử, là người kế thừa xuất sắc bài thuốc gia truyền.
“Y học bắt đầu từ “Y đức”, nếu không có y đức, một bác sĩ sẽ không thể đạt được những thành tựu trong sự nghiệp của mình”.
Một người thầy thuốc, bác sĩ được yêu mến và kính nể thì ngoài kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm chữa bệnh ra, đạo đức, lương tâm hành nghề là điều vô cùng quan trọng. Y đức của một người thầy thuốc, bác sĩ chính là hình ảnh mà người đó mang lại khi tiếp đón, phục vụ và chăm sóc sức khỏe bệnh nhân của mình. Một người bác sĩ có y đức là một người luôn luôn có thái độ niềm nở, tiếp đón tận tình, quan tâm chăm sóc những người bệnh mà không mang mục đích trục lợi, ý đồ riêng. Nó còn được thể hiện thông qua kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong việc học tập, chữa trị và sáng kiến đổi mới, phát triển sự nghiệp của một người trong ngành y tế.
Với bối cảnh hiện nay, nhiều người đã bỏ quên 2 chữ “y đức”, lợi dụng danh nghĩa để làm những chuyện thất đức, lừa lọc bệnh nhân. Vì một vài bộ phận nhỏ cán bộ nhân viên làm trong lĩnh vực y dược mà hình ảnh cao đẹp của những người thầy thuốc, lương y đã dần phai nhạt mà thay vào đó là những mặt xấu khiến cho người dân ngày càng mất niềm tin vào y tế Việt Nam.
Thế nhưng với Th.s, BsCKII Trần Thị Thu Huyền nói riêng và Tuệ Y Đường nói chung, 2 chữ “ Y đức” luôn là khẩu hiệu giương cao. Đem tới cho bệnh nhân những giá trị chân thật nhất. Hi vọng mọi sự cố gắng và nỗ lực của đội ngũ y bác sĩ tại đây sẽ được người bệnh đón nhận và đặc biệt là Th.s, BsCKII Trần Thị Thu Huyền sẽ hoàn thành sứ mệnh cao cả của người thầy thuốc, góp phần phát triển nền YHCT nước nhà.