Mề đay mẩn ngứa hình thành khi cơ thể người bệnh tiếp xúc với dị nguyên gây hại. Vì thế, xét nghiệm máu nổi mề đay là một trong những phương pháp được thực hiện để chẩn đoán căn bệnh này. Thông qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ nhận biết nguyên nhân gây nên triệu chứng của từng người bệnh và đưa ra phương án giải quyết phù hợp. Tuệ Y Đường hôm nay sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc một số thông tin về vấn đề này, hi vọng có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh mề đay cũng như các phương pháp xét nghiệm.
Xét nghiệm máu nổi mề đay là gì? Các loại xét nghiệm phổ biến
Mề đay mẩn ngứa hình thành khi cơ thể người bệnh tiếp xúc với dị nguyên gây hại. Hệ thống miễn dịch sẽ sản sinh ra kháng thể gây nên phản ứng dị ứng, kháng thể này có tên là immunoglobulin E (IgE). IgE sẽ chống lại sự xâm nhập của dị nguyên.
Để xác định tình trạng kích ứng trên da do nguyên nhân nào gây ra, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện phương pháp xét nghiệm máu nổi mề đay. Thông qua phương pháp này, bác sĩ sẽ theo dõi và xác định trong máu người bệnh có hàm lượng lớn kháng thể IgE hay không. Thông thường sẽ có hai loại xét nghiệm máu như sau:
Xét nghiệm hấp thụ dịch liên kết enzyme (ELISA)
Xét nghiệm ELISA sử dụng mẫu máu và kháng nguyên từ chất nghi ngờ là tác nhân gây dị ứng cụ thể, cho vào mẫu thử nghiệm. Lúc này, nếu trong mẫu thử có xảy ra tình trạng dị ứng, các kháng thể IgE sẽ tự động liên kết với enzyme hình thành một loại phức hợp với kháng nguyên. Chúng sẽ cùng nhau chống lại sự xâm nhập của dị nguyên.
Những bệnh nhân mắc bệnh mề đay mãn tính thường đo được hàm lượng IgE trong huyết thanh tăng cao. Tình trạng này có mối liên hệ mật thiết đến mức độ mề đay, cũng như thời gian bị mề đay của người bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ thực hiện hướng xét nghiệm này đối với bệnh nhân nghi ngờ bị dị ứng với thực phẩm.
Xét nghiệm chất hấp thụ phóng xạ (RAST)
Với xét nghiệm này, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng một loại miễn dịch phóng xạ để tìm ra kháng thể IgE và chất gây dị ứng. Chất nghi ngờ là tác nhân gây dị ứng sẽ được liên kết cùng với một loại chất không hòa tan và huyết thanh.
Trường hợp trong huyết thanh có kháng thể đối với chất gây dị ứng, huyết thanh sẽ gắn nhãn phóng xạ vào vị trí mà kháng thể đã liên kết với chất không hòa tan. Nhằm đáp ứng chất gây dị ứng, lúc này có thể quan sát thấy lượng phóng xạ sẽ tỷ lệ với IgE.
RAST cho đến nay vẫn thường không được đưa vào xét nghiệm máu nổi mề đay. Bởi so với ELISA, thì ELISA cho độ chính xác cao hơn. Khi có những triệu chứng của bệnh mề đay, người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế thăm khám và điều trị uy tín.
Vì sao nên thực hiện xét nghiệm máu nổi mề đay
Theo BS.CKII Trần Thị Thu Huyền xét nghiệm máu xác định bệnh mề đay hoặc các loại dị ứng khác đang được nhiều người lựa chọn. Những trường hợp sau đây có thể sẽ được bác sĩ yêu cầu tiến hành phương pháp chẩn đoán này:
- Người bệnh đang sử dụng thuốc, không thể ngưng sử dụng trong vài ngày như thuốc kháng histamin, steroid, trầm cảm,…
- Người không có khả năng thực hiện kiểm tra da với nhiều vết trầy xước do kim châm.
- Người có vấn đề về tim mạch, hen suyễn, bệnh da liễu nghiêm trọng như chàm, vảy nến,…
- Người có thể xảy ra phản ứng cực đoan nếu tiến hành kiểm tra da hoặc có tiền sử bị sốc phản vệ.
Những trường hợp này sẽ được bác sĩ yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu để chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị. Thông qua biện pháp này, bạn cũng có thể xác định được liệu cơ thể có đang bị dị ứng hay đang gặp phải vấn đề gì.
Ưu và Nhược điểm xét nghiệm máu trong bệnh mề đay
Bệnh mề đay trên thực tế không nhất thiết cần tiến hành xét nghiệm chẩn đoán. Trong một số trường hợp, bác sĩ nghi ngờ một số chất có khả năng là nguyên nhân gây dị ứng sẽ khuyến khích người bệnh thực hiện xét nghiệm máu nổi mề đay. Phương pháp này mang lại những ưu – nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
- Bất cứ lúc nào người bệnh muốn xét nghiệm máu cũng có thể tiến hành.
- Sử dụng một kim tiêm để lấy mẫu máu, không như biện pháp kiểm tra da khác để lại nhiều vết châm khiến người bệnh lo lắng.
- Kết quả thu được có độ chính xác cao. Ngoài tìm ra nguyên nhân dị ứng, một số vấn đề khác của cơ thể cũng có thể được phản ánh thông qua kết quả chẩn đoán.
Nhược điểm:
- So với xét nghiệm dị ứng da, xét nghiệm máu nổi mề đay có chi phí cao hơn. Ngoài ra, đây cũng là mục nằm ngoài danh sách được chi trả bởi bảo hiểm y tế.
- Xét nghiệm máu sẽ ít nhạy cảm hơn so với xét nghiệm nổi mề đay bằng phương pháp chích da.
- Thời gian trả kết quả xét nghiệm tương đối lâu. Do mẫu máu phải được đưa đến phòng thí nghiệm để phân tích, đánh giá. Trong khi đó, người bệnh chỉ mất 1 – 2 tiếng đã có được kết quả với các biện pháp test da khác.
Người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, chất lượng, đảm bảo cơ sở vật chất và bác sĩ có tay nghề để thực hiện. Chi phí cho xét nghiệm máu tùy thuộc vào dịch vụ tại cơ sở y tế mà bạn lựa chọn.
Kết quả xét nghiệm máu nổi mề đay
Kết quả xét nghiệm máu nổi mề đay sẽ có hai hướng là dương tính hoặc âm tính:
- Dương tính với mề đay: Phát hiện kháng thể gây dị ứng trong máu của người bệnh. Cũng thông qua kết quả này, bác sĩ có thể nhận diện được tình trạng dị ứng do đâu gây ra. Một số trường hợp có kết quả dương tính ngay cả với những dị nguyên, các chất mà trước đó người bệnh chưa từng bị dị ứng.
- Âm tính với mề đay: Không phát hiện kháng thể gây dị ứng, tình trạng kích ứng ngoài da của bạn có thể không phải do dị ứng. Điều này cũng có thể được lý giải rằng hệ thống miễn dịch của cơ thể đối với chất được thử nghiệm không xảy ra phản ứng.
Kết quả xét nghiệm máu sẽ được bác sĩ xem xét thận trọng trước khi đưa ra chỉ định điều trị cho từng đối tượng bệnh nhân
Kết quả xét nghiệm máu của người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa phân tích thận trọng. Song song đó, người bệnh cần cung cấp trung thực những triệu chứng đang gặp, tiền sử bệnh lý đã hoặc đang mắc phải để bác sĩ củng cố chẩn đoán, đưa ra kết quả chính xác nhất.
Tác dụng phụ xét nghiệm máu nổi mề đay
Xét nghiệm máu nổi mề đay hoặc những trường hợp nghi ngờ dị ứng khác khá an toàn. Các tác dụng phụ thông thường sẽ không nghiêm trọng, trong đó có thể kể đến như:
- Sưng đỏ tại vị trí chèn kim lấy mẫu máu.
- Người bệnh có thể bị đau nhức nhẹ ngay lúc tiến hành hoặc sau khi lấy mẫu một thời gian ngắn.
- Chảy máu nhẹ ở vị trí chèn kim, nhưng thường không đáng kể.
- Một số trường hợp hiếm gặp người bệnh có thể bị ngất do tâm lý lo sợ khi tiến hành lấy mẫu máu xét nghiệm
“Một số phương pháp điều trị Mề đay từ Đông Y” – Tuệ Y Đường
Một vài lưu ý khi xét nghiệm máu nổi mề đay
Xét nghiệm máu nói chung và xét nghiệm máu nổi mề đay nói riêng để đạt được độ chính xác cao, BS.CKII Trần Thị Thu Huyền lưu ý người bệnh nên một số vấn đề sau đây:
- Trước khi tiến hành có thể nhịn ăn: Thông thường, khi tiến hành xét nghiệm máu, các bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh nhịn ăn trước đó từ 8 – 12 tiếng. Bởi, những chỉ số trong máu có thể bị biến đổi khi người bệnh cung cấp các chất trong thực phẩm không phù hợp. Điều này có thể khiến công tác chẩn đoán sai lệch kết quả.
- Không sử dụng chất kích thích: Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc những chất kích thích trước khi tiến hành xét nghiệm máu để tránh làm nhiễu loạn kết quả chẩn đoán.
- Uống đủ nước: Người bệnh thường được khuyến cáo nên bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, đặc biệt là khi phải lấy mẫu máu để xét nghiệm các bệnh lý của cơ thể. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, quá trình trao đổi chất ổn định giúp các chỉ số thu được có kết quả chính xác cao hơn.
- Thông tin về bệnh và thuốc đang sử dụng: Mặc dù việc xét nghiệm máu nổi mề đay không bị phụ thuộc quá nhiều vào thức ăn, thuốc đang sử dụng của người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ những thông tin cần thiết về tiền sử bệnh và thuốc đang sử dụng. Thông qua đó, khi cần thiết, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm khác tương đương, tránh ảnh hưởng sức khỏe của người bệnh và kết quả chẩn đoán.
Xét nghiệm máu nổi mề đay là phương pháp chẩn đoán nguyên nhân gây dị ứng có độ chính xác cao. Người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế y tín, đảm bảo chất lượng để tiến hành kiểm tra khi nhận thấy cơ thể có triệu chứng nghi ngờ mề đay, đặc biệt là trường hợp dị ứng nặng.
Tuệ Y Đường chúc bạn đọc sức khỏe!