Một số biểu hiện ngoài da có thể là dấu hiệu của hiện tượng dị ứng thuốc. Bác sĩ Đoàn Dung cho rằng đây là một hiện tượng cần phải chú ý bởi có thể gây nguy hiểm cho người bị dị ứng.
Cùng Tuệ Y Đường tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây
1. Dị ứng thuốc là gì?
Theo Bác sĩ Đoàn Dung, dị ứng thuốc là một tình trạng phản ứng quá mức có hại khi dùng hoặc tiếp xúc với thuốc uống, thuốc tiêm hay thuốc bôi.
Dị ứng thuốc thường không phụ thuộc vào liều lượng, có tính mẫn cảm chéo, hay gặp ở những người có cơ địa dị ứng. Biểu hiện bằng một số hội chứng, triệu chứng lâm sàng xác định và thường có biểu hiện ngứa ở da. Người đã bị dị ứng thuốc khi dùng lại thuốc đó hoặc những thuốc cùng họ thì phản ứng dị ứng lại xảy ra và nặng hơn.
2. Nguyên nhân gây ra dị ứng thuốc
Nguyên nhân dẫn đến dị ứng thuốc là do một chất tên là Histamine có sẵn trong cơ thể và các mô dưới dạng liên kết tĩnh điện histamine-heparin không có hoạt tính. Khi cơ thể tiếp xúc với dị ng làm đứt mối nối tĩnh điện này, phóng thích histamine tạo nên tác dụng dược lực tác động lên hệ tuần hoàn làm:
- Giãn mạch gây tụt huyết áp
- Tim đập nhanh
- Gây nhức đầu do bị tăng áp lực nội sọ
- Làm co thắt khí phế quản gây nghẹt thở
- Làm co thắt cơ trơn lên hệ tiêu hóa
Mọi thắc mắc xin liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!
3. Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị dị ứng thuốc:
Yếu tố liên quan đến thuốc: Dị ứng thuốc có thể liên quan đến tần suất sử dụng thuốc, liều lượng thuốc hay đường dùng thuốc. Trong đó, nguy cơ bị dị ứng cao hơn ở người có tần suất sử dụng thuốc thường xuyên, thuốc có liều lượng lớn, thuốc đường tiêm tĩnh mạch dễ gây dị ứng hơn thuốc đường tiêm bắp, tiêm dưới da và đường uống
Yếu tố người bệnh:
- Tỉ lệ nữ giới bị dị ứng thuốc cao hơn nam giới
- Người mắc virus HIV, EBV, HHV, CMV
- Người có cơ địa bị dị ứng sẽ dễ bị dị ứng thuốc hơn
Yếu tố gen:
- Yếu tố HLA B* 1502 liên quan đến dị ứng nặng do Carbamazepine
- Yếu tố HLA B* 5801 hay liên quan đến dị ứng nặng do Allopurinol
- Yếu tố HLA B* 5701 hay liên quan đến dị ứng nặng do Abacavir
4. Triệu chứng và phân loại
4.1. Phản ứng quá mẫn type1
- Type 1 thường xảy ra vài phút hoặc vài giờ sau tiếp xúc với dị nguyên qua trung gian IgE
- Các thuốc gây dị ứng thường là: Betalactam (penicillin), giãn cơ, thuốc cản quang,…
- Biểu hiện lâm sàng:
- Sốc phản vệ: Tổn thương cơ quan đích như tụt huyết áp, đau bụng, buồn nôn nổi mày đay, khó thở, khò khè,…có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời
- Mày đay với biểu hiện sẩn phù, xung huyết da, ngứa nhiều
- Phù mạch: Biểu hiện ở phù mí mắt, môi, lưỡi, thanh quản hay ở bộ phận sinh dục
Mọi thắc mắc xin liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!
4.2. Phản ứng quá mẫn type 2
- Liên quan đến kháng thể IgG và IgM
- Các thuốc gây dị ứng gây dị ứng type 2 thường gặp: kháng sinh Penicillin, Cephalosporins, Sulfobamide, thuốc chống co giật,…
- Biểu hiện lâm sàng: Thiếu máu huyết tán, giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu
Tham khảo thêm:
VẨY NẾN LÀ GÌ? | Dấu hiệu nhận biết bệnh vẩy nến?
4.3. Phản ứng quá mẫn type 3
- Cơ chế có liên quan đến kháng IgG, IgM và bổ thể
- Nguyên nhân do các thuốc như Sulfonamid, thuốc lợi tiểu, Hydralazine, penicilin,…
- Triệu chứng lâm sàng: Bệnh huyết thanh như mày đay, đau cơ và sốt; viêm mạch quá mẫn
4.4. Phản ứng quá mẫn type 4
Type 4 là một phản ứng quá mẫn chậm, xảy ra sau vài ngày, thậm chí có thể đến vài tuần sau khi tiếp xúc với dị nguyên, xảy ra qua trung gian tế bào lympho T, biểu hiện qua nhiều hình thái lâm sàng như:
- Viêm da tiếp xúc dị ứng: Xảy ra sau vài ngày sau khi tiếp xúc với thuốc, trên da xuất hiện những ban đỏ, mụn nước hay bọng nước, ngứa nhiều tại vị trí tiếp xúc, có thể lan rộng ra toàn thân. Thường liên quan đến các thuốc sử dụng tại chỗ hay do mỹ phẩm
- Hồng ban nhiễm sắc cố định: Xuất hiện sau khoảng 2 tuần sử dụng thuốc với các ban đỏ tăng sắc tố da thường bắt đầu ở miệng, các chi và bộ phận sinh dục, có thể có bọng nước và loét niêm mạc.
- Hồng ban nút: Trước khi có triệu chứng người bệnh thường có hội chứng giả cúm với các triệu chứng sốt, đau mỏi cơ toàn thân. Sau đó, xuất hiện cục đỏ dưới da, ranh giới không rõ, căng cứng và đau ở giai đoạn đầu, giai đoạn sau mềm hơn, không có hiện tượng loét, kéo dài từ 2-7 tuần
- Hồng ban đa dạng: Xảy ra sau 2-6 tuần sử dụng thuốc. Bệnh nhân thường sốt cao liên tục, trên da nổi ban, bong vảy, ngứa nhiều, có thể biểu hiện ở các cơ quan khác như viêm gan cấp, suy thận cấp, viêm phổi kẽ hay viêm thận kẽ
- Hội chứng hồng ban đa dạng có bọng nước Steven – Johnson (SJS): Xuất hiện sau khi sử dụng thuốc 1-3 tuần, biểu hiện khác nhau qua các giai đoan. Ở giai đoạn sớm có sốt, đau rát họng và viêm kết mạc. Sau đó có hiện tượng loét ở các hốc tự nhiên và ban đỏ bọng nước trên da. Bệnh có thể tiến triển nặng hơn được gọi là Hội chứng Lyell
- Hội chứng hoại tử tiêu thượng bì nhiễm độc Lyell: Giai đoạn sớm giống với hội chứng SJS nhưng khi đến giai đoạn muộn thì các triệu chứng nặng hơn với loét ở các hốc tự nhiên và ban đỏ bọng nước ở da chiếm trên 30% diện tích da cơ thể. Tiến triển nặng, có nguy cơ mất cân bằng điện giải, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, thuyên tắc mạch phổi, tắc mạch, tổn thương nội tạng, thậm chí là tử vong
Mọi thắc mắc xin liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!
5. Làm thế nào khi dị ứng thuốc?
Bác sĩ Đoàn Dung cho biết khi xuất hiện các triệu chứng dị ứng thuốc người bệnh cần phải:
- Ngừng ngay thuốc đang tiêm, uống, bôi, nhỏ mắt, mũi,…
- Nếu dị ứng nhẹ, dùng các thuốc chống dị ứng,
- Trường hợp nặng như khó thở, rối loạn tiêu hóa, tức ngực, phát ban khắp người… nhanh chóng đưa người bệnh đến các trung tâm y tế để được cấp cứu kịp thời.
- Người bệnh phải ghi nhớ loại thuốc gây ra dị ứng cho cơ thể mình, thông báo cho bác sĩ biết loại thuốc mình đã từng bị dị ứng, để bác sĩ không chỉ định uống thuốc đó nữa, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc khác thay thế để chữa trị khi bị bệnh.
6. Phòng ngừa dị ứng thuốc?
Tình trạng dị ứng đối với một loại thuốc xảy ra ở những lần sau đều trầm trọng hơn lần trước. Việc dùng thuốc chống dị ứng chỉ mang tính chất tạm thời chứ không giải quyết được căn nguyên dị ứng, do đó, cách tốt nhất không để bị dị ứng và phải dự phòng. Bác sĩ Dung khuyên người bệnh cần tuân theo những quy tắc sau:
- Chỉ nên dùng thuốc điều trị bệnh theo đúng toa chỉ định của bác sĩ và sử dụng thuốc đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
- Không tự ý mua thuốc để tự điều trị cũng như giới thiệu thuốc điều trị cho người khác vì đơn giản nghĩ rằng họ có bệnh lý giống mình.
- Khi đã bị dị ứng loại thuốc nào thì tuyệt đối không được dùng loại thuốc đó nữa.
- Khi đi khám bệnh ở bác sĩ hoặc đến nhà thuốc mua thuốc thì phải thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết những loại thuốc mà mình đã bị dị ứng trước đây và những loại thuốc hiện đang dùng để được hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua:
📮 Facebook: Tuệ Y Đường
👩⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền
👩⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung
💒Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
📞Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555
khi bị diij ứng thuốc thì cơ thể sẽ có những biểu hiện như thế nào vậy bác sĩ
chào bạn, nếu bạn bị dị ứng thuốc ở mức độ nhẹ sẽ có các biểu hiện như: mẩn ngứa, phù ở mí mắt- môi, đau bụng, buồn nôn,….. các mức độ nặng có thể dẫn đến tử vong nếu cấp cứu không kịp thời.
Nếu bạn còn thắc mắc vui lòng liên hệ số zalo 0789.502.555 để được bác sĩ tư vấn hơn cho bạn nhé!
nếu ở tại nhà mà bị phản ứng thuốc thì phải làm cách nào để xử lý vậy ạ, tôi xem trên mạng thấy khi bị dị ứng thuốc không đi viện kịp sẽ nguy hiểm ddeenss tính mạng phải khoog vậy
chào bạn, dưới đây là 1 số cách xử lý nhanh chóng kịp thời tại nha
bạn tham khảo nhé ạ
Ngừng ngay thuốc đang tiêm, uống, bôi, nhỏ mắt, mũi,…
Nếu dị ứng nhẹ, dùng các thuốc chống dị ứng,
Trường hợp nặng như khó thở, rối loạn tiêu hóa, tức ngực, phát ban khắp người… nhanh chóng đưa người bệnh đến các trung tâm y tế để được cấp cứu kịp thời.
Người bệnh phải ghi nhớ loại thuốc gây ra dị ứng cho cơ thể mình, thông báo cho bác sĩ biết loại thuốc mình đã từng bị dị ứng, để bác sĩ không chỉ định uống thuốc đó nữa, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc khác thay thế để chữa trị khi bị bệnh.
đợt này tôi đang uống 1 loại thuốc điều trị ngứa , thỉnh thoảng có nổi mẩn những mảng đỏ trên da, bác sĩ có thể tư vấn giúp tôi xem triệu chứng của tôi bị như vậy có nguy hiểm không vậy
Bạn có thể chụp các loại thuốc bạn đang dùng và gửi vào zalo số 0789.502.555 để được các bác sĩ tư vấn sớm nhất bạn nhé!
Bạn có thể chụp các loại thuốc bạn đang dùng và gửi vào zalo số 0789.502.555 để được các bác sĩ tư vấn sớm nhất bạn nhé!
Bị dị ứng thuốc có nguy hiểm không bác sĩ ? Trước tôi nhập viện bị dị ứng kháng sinh thì giờ có sử dụng được kháng sinh không
Tôi bị dj dày HP mà phải điều trị kháng sinh nhưng trước có lần tôi bị dị ứng thuốc tây thì bên đông y có cách nao điều trị được bệnh lý dạ dày không ?
Bị dị ứng thuốc sau này khi có em bé thì có ảnh huuowngr hay di truyền sang em bé không vậy ạ
Bên đông y có cách nào điều trị dị ứng kháng sinh không ạ
Dùng kháng sinh có dễ bị dị ứng không ạ , khi bị dị ứng kháng sinh thì cần lưu ý gì tại nhà vậy bác sĩ
Sau khi uống thuốc mà thaysya bị mẩn đỏ ở vùng da cổ và ngực thì có phải bị dị ứng thuốc không nhỉ ?
Trông khi bị phản ứng với thuốc thì có cách nào cấp cứu tại nhà không ạ , bên đông y có loại thuốc nào đào thải được độc tố của thuốc ra nhanh không ?
Khi bị mẩn ngứa uống nước đỗ đen có giúp đỡ ngứa không ạ , thấy các bà các mẹ bảo uống đỗ đen mát thì có đúng không nhỉ
Ở viienj có xét nghiệm nào biết được cơ thể mình dị ứng với thành phần nào của thuốc không ạ
Mình bị dị ứng hải sản thì có dễ dị ứng thuốc không bác sĩ