Rong kinh là gì? Dấu hiệu và nguyên nhân gây ra rong kinh

Rong kinh là biểu hiện bất thường của chu kỳ kinh nguyệt, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như gây nên những biến chứng về khả năng sinh sản ở nữ giới. Rong kinh khiến cơ thể thiếu máu, gây mệt mỏi, xanh xao ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo gây viêm nhiễm – Một trong những tác nhân dẫn đến bệnh lý và gây vô sinh. Ở video dưới đây Đông y Tuệ Y Đường sẽ chia sẻ cho các chị em hiểu rõ thế nào là rong kinh? Dấu hiệu và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhé !

1.Thế nào là rong kinh?

Theo BS CKII Trần Thu Huyền rong kinh là hiện tượng ra máu từ đường sinh dục kéo dài quá 7 ngày và có chu kỳ. Thông thường một kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 3 – 5 ngày, phụ nữ sẽ mất khoảng 50 – 80ml máu, khi bị rong kinh, thời gian có kinh sẽ kéo dài hơn 7 ngày và mất hơn 80ml máu. 

Khi bị rong kinh kéo dài có thể gây thiếu máu, cơ thể mệt mỏi và báo động một vấn đề sức khỏe khác.

Bạn đọc có vấn đề về Phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!

2. Dấu hiệu nhận biết rong kinh

Rong kinh sẽ bao gồm các dấu hiệu sau đây:

  • Ra máu nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt, liên tục trong 7 ngày và phải thay nhiều băng vệ sinh mỗi giờ và tiếp diễn trong vài giờ liên tiếp.
  • Sử dụng hai hoặc nhiều băng vệ sinh cùng lúc.
  • Phải thay băng vệ sinh thường xuyên trong đêm do kinh nguyệt ra nhiều.
  • Ra máu kéo dài hơn một tuần.
  • Xuất hiện cục máu đông trong máu kinh.
  • Cảm thấy mệt mỏi và khó thở, triệu chứng thiếu máu.
  • Đau vùng bụng dưới.
Hình ảnh rong kinh - Tuệ Y Đường
Hình ảnh rong kinh – Tuệ Y Đường

Bạn đọc có vấn đề về Phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!

Kết quả điều trị của bệnh nhân Viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 2

3. Nguyên nhân gây ra rong kinh

Nguyên nhân phổ biến gây rong kinh mà BS Trần Thu Huyền chia sẻ bao gồm:

Sự mất cân bằng hormone

Nếu mất cân bằng nội tiết tố, nội mạc tử cung sẽ phát triển quá mức và bị bong ra do chảykhá nhiều máu trong chu kì hành kinh.

Một số yếu tố gây mất cân bằng hormone bao gồm hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), béo phì, đái tháo đường và các vấn đề tuyến giáp. 

Rối loạn chức năng buồng trứng

Nếu buồng trứng không giải phóng trứng (rụng trứng) trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể người phụ nữ sẽ không sản xuất hormone progesterone như trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Điều này dẫn đến mất cân bằng hormone và có thể dẫn đến rong kinh. 

U xơ tử cung

Những khối u không ung thư (lành tính) của tử cung xuất hiện trong độ tuổi sinh sản của phụ nữ. U xơ tử cung có thể nặng hơn khi gây ra chảy máu kinh nguyệt bình thường hoặc kéo dài.

Bạn đọc có vấn đề về Phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!

Polyp tử cung

Polyp có kích thước nhỏ, lành tính trên niêm mạc tử cung có thể gây chảy mong kinh nguyệt nặng và kéo dài. Nên các chị em cần được thăm khám sớm để Bác sĩ có phương pháp điều trị cho phù hợp tránh gây ra biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản.

Lạc nội mạc tử cung

Tình trạng này xảy ra khi các tuyến từ nội mạc tử cung xuất hiện bên trong cơ tử cung. Lạc nội mạc tử cung có thể gây chảy máu nặng và đau đớn cho người mắc.

Hình ảnh lạc nội mạc tử cung - Tuệ Y Đường
Hình ảnh lạc nội mạc tử cung – Tuệ Y Đường

Dụng cụ tử cung (DCTC)

Rong kinh là một tác dụng phụ thường gặp của việc sử dụng dụng cụ tử cung không có nội tiết tố để tránh thai.

Biến chứng thai kỳ

Ra máu khi mang thai có thể là biểu hiện của sảy thai hoặc nhau thai nằm ở vị trí bất thường.

Bạn đọc có vấn đề về Phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!

Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung và ung thư tử cung có thể gây chảy máu kinh nguyệt quá nhiều, đặc biệt khi bạn đã mãn kinh hoặc đã có kết quả xét nghiệm PAP bất thường trước đó. 

Rối loạn chảy máu do di truyền

Một số rối loạn chảy máu – chẳng hạn như bệnh von Willebrand (thiếu yếu tố đông máu) – có thể gây chảy máu kinh nguyệt bất thường.

Sử dụng một số loại thuốc

Một số loại thuốc, bao gồm thuốc chống viêm, thuốc nội tiết tố như estrogen và progestin, thuốc chống đông máu như warfarin (Coumadin, Jantoven) hoặc enoxaparin (Lovenox) có thể gây chảy máu kinh nguyệt nặng hoặc kéo dài.

Rong kinh do sử dụng một số loại thuốc - Tuệ Y Đường
Rong kinh do sử dụng một số loại thuốc – Tuệ Y Đường

Do các bệnh lý khác

Một số các bệnh lý khác, bao gồm bệnh gan hoặc thận, cũng có thể liên quan đến tình trạng rong kinh.

Rong kinh ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thường là do bệnh lý tử cung, bao gồm u xơ, polyp và lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, các vấn đề khác, như ung thư tử cung, rối loạn chảy máu, tác dụng phụ của thuốc và bệnh gan hoặc thận có thể là yếu tố góp phần.

Bạn đọc có vấn đề về Phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!

Trên đây là bài chia sẻ về rong kinh, dấu hiệu và nguyên nhân nhận biết tình trạng trên. Hi vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh lý của mình. Mọi vấn đề thắc mắc cần giải đáp bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp Đông y Tuệ Y Đường hoặc BS CKII Trần Thu Huyền để được hỗ trợ kịp thời.

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *