Đau lưng: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Theo thống kê có hơn 70% dân số thế giới bị đau lưng ít nhất 1 lần trong đời. Những cơn đau kéo dài liên tục hoặc ngắt quãng ở lưng (chủ yếu vùng cột sống thắt lưng) không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động, làm việc mà còn khiến người bệnh rơi vào trạng thái lo âu, trầm cảm, làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Các nguyên nhân gây đau lưng và các khắc phục là gì, cùng Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường tìm hiểu ngay sau đây nhé

Đau lưng do nhiều nguyên nhân
Đau lưng do nhiều nguyên nhân

1. Bị đau lưng cảnh báo bệnh gì?

Theo BS Trần Thu Huyền- Trưởng Khoa Phòng Khám Đông Y Tuệ Y Đường, lưng bị đau có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm:

1.1. Đau do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Khi có tác động mạnh, nhân nhầy của đĩa đệm đi qua chỗ rách, thoát vị ra ngoài, chèn ép rễ thần kinh, tạo ra cơn đau âm ỉ hoặc liên tục ở vùng thắt lưng (lưng dưới) hoặc hông của người bệnh. Cơn đau càng tăng khi người bệnh ho, hắt hơi, vận động quá sức.

1.2. Thoái hóa cột sống thắt lưng

Đau lưng do thoái hóa thường gặp ở người trung niên và cao tuổi
Đau lưng do thoái hóa thường gặp ở người trung niên và cao tuổi

Tình trạng này thường xảy ra ở vị trí sụn khớp và đĩa đệm. Khi cột sống thắt lưng bị thoái hóa, người bệnh sẽ đau vùng lưng dưới liên tục, cơn đau tăng mỗi khi cúi người, vặn mình hoặc nhấc đồ vật nặng.

1.3. Đau lưng do gai cột sống lưng

Đây là một trong những biểu hiện đặc trưng của thoái hóa cột sống thắt lưng. Khi cột sống mọc ra những phần xương chìa ra như gai, cọ sát với những xương khác hoặc phần mềm xung quanh sẽ gây ra cảm giác đau đớn. Cơn đau xuất hiện khi bệnh nhân bắt đầu đứng lên di chuyển. Nặng hơn, nó sẽ lan xuống hai bên chân hoặc dọc theo phần cột sống lưng.

1.4. Đau dây thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa chạy từ tủy sống xuống hông và tới phía sau của chân. Triệu chứng phổ biến của căn bệnh này là đau thắt lưng, lan dọc xuống chân theo đường đi của dây thần kinh tọa. Ngoài ra còn kèm theo cảm giác tê nóng, đau rát bỏng ở khu vực bị đau.

1.5. Hẹp ống sống thắt lưng

Hẹp ống sống là tình trạng ống sống bị thu hẹp do những nguyên nhân khác nhau gây chèn ép lên tủy sống hoặc các rễ dây thần kinh. Nguyên nhân do gai xương phát triển, thoái hóa dây chằng làm dây chằng dày lên gây hẹp lòng ống sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp cột sống,… Hẹp ống sống thắt lưng gây đau ở vùng thắt lưng và đau lan xuống chân. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, hẹp ống sống thắt lưng có thể khiến cơn đau dai dẳng và kèm liệt hai chân.

1.6. Vẹo cột sống lâu ngày gây đau lưng

Vẹo cột sống ở người trưởng thành thường còn được gọi là vẹo cột sống mới khởi phát. Tình trạng này gây ra bởi thoái hóa đĩa đệm, viêm khớp mặt sống và sụp lún các đốt sống nên thường kèm theo biểu hiện đau lưng, đau hoặc tê chân.

1.7. Hội chứng chùm đuôi ngựa (Cauda Equina Syndrome – CES)

Hội chứng cauda equina (CES) xảy ra khi các rễ thần kinh của chùm đuôi ngựa (tập hợp các dây thần kinh ở phần cuối của tủy sống) bị chèn ép và làm gián đoạn chức năng vận động. Đau lưng nghiêm trọng là một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh này. Nếu không điều trị kịp thời, CES có thể dẫn đến tiểu không kiểm soát và thậm chí là tê liệt vĩnh viễn.

1.8. Đau lưng do khối u cột sống

Một số trường hợp hiếm gặp, những cơn đau ở vùng lưng có thể gây ra bởi sự xuất hiện của một khối u. Tuy nhiên, nguyên nhân gây đau lưng này lại rất nguy hiểm.

Khối u cột sống là sự phát triển của những mô bất thường ở trong ống cột sống hoặc xung quanh cột sống. Các khối áp lực lên cột sống và tổn thương tủy sống, do đó gây ra các cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội. Bệnh cần phát hiện kịp thời và điều trị sớm để tránh trường hợp khối u di căn đến nơi khác.

1.9. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng có thể làm xuất hiện những cơn đau ở lưng nếu liên quan đến đốt sống. Cụ thể, nhiễm trùng đốt sống có thể gây ra viêm tủy xương, viêm đĩa đệm hoặc viêm khớp giữa xương chậu và cột sống. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân gây ra đau lưng phổ biến.

1.10. Bong gân và căng cơ

Chấn thương dây chằng, cơ, gân hỗ trợ và các khớp của cột sống có thể dẫn đến đau lưng. Tình trạng này thường xảy ra khi bạn nâng một vật gì đó và vặn (xoay) người cùng một lúc. Tai nạn giao thông hoặc té ngã, va chạm trong lúc chơi thể thao cũng có thể khiến bạn bị đau lưng ê ẩm.

1.11. Loãng xương

Loãng xương làm cho xương trở nên yếu, giòn và dễ gãy. Bệnh thường không có triệu chứng trong giai đoạn đầu nhưng một khi xương của người bệnh bị suy yếu nghiêm trọng, các đốt sống có thể bị gãy hoặc xẹp và dẫn đến đau lưng dữ dội.

1.12. Những nguyên nhân gây đau lưng khác

Bên cạnh những nguyên nhân trên, cơn đau ở lưng còn xuất phát từ những nguyên nhân ít phổ biến hơn như sỏi thận, lạc nội mạc tử cung, đau cơ xơ hóa… Ngoài ra, đau lưng cũng có thể là biểu hiện của việc cơ lưng bị căng do thừa cân hoặc mang thai.

Có thể thấy, đau lưng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Vì vậy, khi lưng bị đau hoặc xuất hiện các triệu chứng gây khó chịu khác, người bệnh cần tìm đến địa chỉ bệnh viện hoặc phòng khám uy tín để bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị đúng hướng.

10 Cách Trị Đau Lưng Tại Nhà – Giảm Đau Hiệu Quả Nhất

2. Bệnh đau lưng khi nào nên đi khám?

Để xác định rõ đau lưng là biểu hiện của bệnh gì, tốt nhất người bệnh nên đi khám chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống. Đặc biệt đối với những trường hợp đau vùng thắt lưng dữ dội, lan xuống các bộ phận khác dẫn đến tê chân hoặc mất kiểm soát tiểu tiện cần đi khám ngay.

Ngoài việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số chẩn đoán chuyên sâu để tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh:

  • Chụp X-quang phát hiện các dấu hiệu của viêm khớp hoặc gãy xương,
  • Chụp MRI hoặc CT giúp chẩn đoán các vấn đề ở đĩa đệm, đốt sống, mô, gân, dây thần kinh, dây chằng, mạch máu, cơ và xương, đặc biệt phát hiện khối u xương hoặc gãy xương nén do loãng xương.
  • Điện cơ hoặc EMG phát hiện sự chèn ép dây thần kinh (nếu có) do thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp ống sống.

Lưu ý, nếu chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị, cơn đau lưng sẽ ngày càng tiến triển nặng hơn, có thể kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm khác như: tê bì hoặc yếu liệt hai chân, mất khả năng vận động, thậm chí là mất kiểm soát tiểu tiện (do dây thần kinh bị chèn ép nặng). Khi đó, quá trình điều trị càng phức tạp, chi phí điều trị cao và có thể trở thành gánh nặng cho người bệnh và gia đình.

3. Các cách giảm đau lưng thông thường

Có rất nhiều cách làm giảm đau lưng, tuy nhiên không phải phương pháp nào cũng có thể điều trị dứt điểm. Cùng tìm hiểu rõ hơn nhé!

ĐIỀU TRỊ ĐAU THẮT LƯNG BẰNG THUỐC ĐÔNG Y

3.1. Dùng thuốc không kê đơn

Thuốc giảm đau trị trường hợp đau lưng cấp khá hiệu quả
Thuốc giảm đau trị trường hợp đau lưng cấp khá hiệu quả

Thuốc giảm đau không kê đơn thường là thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Trong đó, thuốc chứa ibuprofen là loại phổ biến nhất dùng để cắt cơn đau lưng ngay. Vì hiệu quả nhanh nên nhiều người có thói quen lạm dụng, tự ý dùng và tăng liều khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cần hiểu rằng các loại thuốc này chỉ xoa dịu triệu chứng tạm thời chứ không điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra đau lưng. Điều đáng lo hơn là thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng kéo dài (như viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa, tổn thương gan, tổn thương thận, huyết áp cao…).

3.2. Nghỉ ngơi kết hợp đeo đai lưng

Trong trường hợp cơn đau lưng dữ dội và nghiêm trọng, người bệnh cần nằm nghỉ tại chỗ. Nếu cần ngồi dậy hoặc đi lại, bệnh nhân có thể đeo đai hỗ trợ cột sống lưng.

3.3. Chườm lạnh và chườm nóng

Đây là cách giảm đau lưng tại nhà đơn giản, phù hợp với triệu chứng đau kèm theo sưng, viêm. Sau khi chườm lạnh, bạn có thể chườm nóng để cột sống được thư giãn. Thế nhưng, dù áp dụng chườm nóng hay lạnh, bạn cũng không nên thực hiện quá 20 phút.

3.4. Mang giày thấp giảm đau lưng

Giày cao gót làm gia tăng áp lực lên cột sống thắt lưng và khiến bạn bị đau lưng. Vì thế phái đẹp nên hạn chế mang giày cao gót mà hãy chọn những đôi giày bệt hay giày thấp (ít hơn 3cm) để di chuyển.

3.5. Vận động nhẹ nhàng

Nằm hay ngồi quá lâu đều không tốt cho cơn đau lưng. Thay vào đó, hãy vận động nhẹ nhàng để giữ cột sống được khỏe mạnh.

Tập thể dục nhẹ nhàng giúp giảm tình trạng đau lưng
Tập thể dục nhẹ nhàng giúp giảm tình trạng đau lưng

 

3.6. Thư giãn

Đôi lúc cơn đau lưng chỉ đơn giản là do bạn hoạt động quá sức. Vào những lúc này, bạn chỉ cần nghỉ ngơi. Khi thấy cơn đau đã giảm bớt, hãy bắt đầu vận động lại bằng những hoạt động nhẹ nhàng, đơn giản.

3.7. Điều chỉnh tư thế ngủ

Điều chỉnh tư thế ngủ để hạn chế tình trạng đau lưng
Điều chỉnh tư thế ngủ để hạn chế tình trạng đau lưng

Tùy theo tư thế ngủ yêu thích, bạn hãy đặt thêm một chiếc gối dưới chân ở vị trí phù hợp để thư giãn các cơ lưng. Ví dụ:

  • Nếu bạn thích nằm ngửa: Hãy đặt gối dưới chân.
  • Nếu bạn thích nằm nghiêng: Hãy đặt gối giữa hai đầu gối.
  • Nếu bạn thích nằm sấp: Hãy đặt gối dưới hông và xương chậu.

Trên đây là những kiến thức về bệnh lý Đau Lưng .Bài viết mang tính chất tham khảo, quý bạn đọc nếu gặp tình trạng như trên cần hỏi ý kiến Bác Sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Tuệ Y Đường chúc quý vị thật nhiều sức khỏe!

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *