Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa khá phổ biến ở phụ nữ đã sinh hoạt tình dục và trong độ tuổi sinh đẻ. Viêm âm đạo gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sức khỏe sinh sản của chị em. Căn bệnh này lại khá dai dẳng, khó dứt. Vậy nguyên nhân và giải pháp nào cho tình trạng này, cùng Đông y Tuệ Y Đường tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Viêm âm đạo là gì
Viêm âm đạo là tình trạng nhiễm trùng tại âm đạo do các tác nhân gây bệnh như: vi khuẩn, vi nấm hay ký sinh trùng.
Ngoài ra, tình trạng viêm nhiễm còn có thể do đáp ứng dị ứng hoặc kích ứng với các chất như kem diệt tinh trùng, bao cao su, xà phòng hay do dùng thuốc thụt rửa âm đạo bừa bãi.
Điểm danh những tác nhân khiến phụ nữ bị viêm âm đạo
Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị nhiễm khuẩn dẫn đến tiết dịch nhiều, ngứa và đau rát do mất cân bằng hệ nấm men và vi khuẩn sống trong âm đạo.
Nguyên nhân thường gặp là do: nấm Candida Albicans, ký sinh trùng Trùng roi Trichomonas, tạp khuẩn, vi khuẩn Gram âm, Chlamydia, … Viêm âm đạo có thể kéo theo nhiều bệnh phụ khoa khác, như viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm phần phụ…
Các biểu hiện nhận diện bệnh viêm âm đạo gồm:
– Khí hư bất thường, có thể ra rất nhiều hoặc rất ít, khí hư có màu trắng đục, vàng xanh, lợn cợn như bã đậu, có thể có bọt hoặc lẫn máu,… kèm thêm mùi hôi khó chịu.
– Ngứa âm đạo, hoặc bị dị ứng
– Vùng kín sưng đỏ, tiểu buốt, tiểu rát
– Đau, rát hoặc có thể chảy máu khi quan hệ tình dục…
Tại sao viêm âm đạo dai dẳng, dễ tái phát?
Có rất nhiều nguyên nhân từ chủ quan tới khách quan dẫn tới tình trạng các bệnh viêm nhiễm phụ khoa hoặc chuyển sang viêm nhiễm phụ khoa dai dẳng, mãn tính, kéo dài hoặc thường xuyên tái đi tái lại nhiều lần.
Nhiều chị em, dù đã được khám và điều trị nhiều lần bởi các bác sĩ chuyên khoa và đơn thuốc đắt tiền, dù đã vệ sinh rất sạch sẽ,… mà vẫn không thoát khỏi căn bệnh khó chịu này. Theo BS.CKII.Trần Thu Huyền có thể kể tới hai nguyên nhân cơ bản sau đây:
Nguyên nhân thứ nhất:
Do cấu tạo mở của hệ sinh dục nữ, nên vùng kín rất dễ bị tác động, tấn công và gây bệnh. Bởi vậy, chỉ cần sơ ý trong vệ sinh, sinh hoạt hoặc cách bảo vệ không đúng, vùng kín sẽ bị tác động dẫn tới viêm nhiễm.
Sơ ý thường gặp nhất gây viêm nhiễm phụ khoa chính là yếu tố vệ sinh kém dẫn đến vi khuẩn tấn công làm nhiễm trùng âm hộ – âm đạo, nhưng bên cạnh đó vệ sinh quá kỹ cũng là một nguyên nhân!
Rất nhiều chị em, sau khi điều trị viêm nhiễm xong, bệnh lại quay về nhanh chóng chỉ vì các nguyên nhân chủ quan, họ đã hiểu sai là chỉ cần đặt thuốc, uống thuốc là đủ rồi, không cần giữ gìn gì thêm nữa.
Rất nhiều trường hợp, dù người vợ đã tuân thủ rất đúng các nguyên tắc vệ sinh vùng kín, mà không biết, thủ phạm khiến bệnh viêm nhiễm phụ khoa không thể khỏi được là do người chồng. Hoặc người chồng không vệ sinh sạch sẽ hoặc họ đang nhiễm một tác nhân gây viêm nhiễm nào đó.
Biểu hiện bệnh viêm nhiễm bởi các tác nhân thường gây viêm nhiễm phụ khoa rất ít được biểu lộ rõ ở nam giới, như là ở nữ. Các tác nhân (vi khuẩn, virus) này ẩn nấp trong cơ quan sinh dục của chồng và khi quan hệ tình dục với vợ, quý ông đã “hồn nhiên” truyền bệnh cho vợ mà không hay biết.
Virus, vi khuẩn, ký sinh trùng lây truyền qua đường tình dục (nấm candida, chlamydia, trichomonas, trùng roi, lậu cầu khuẩn, trực khuẩn, xoắn khuẩn, các vi khuẩn kị khí, virus herpes sinh dục) hoặc các bệnh xã hội như lậu, giang mai và Herpes sinh dục cũng là những tác nhân gây bệnh phổ biến cùng với sự tác động từ người chồng khiến viêm nhiễm phụ khoa trở nên dai dẳng, kéo dài.
Nguyên nhân thứ hai:
Do cơ chế bảo vệ tự nhiên của hệ sinh dục nữ, được tạo bởi hệ vi sinh đường sinh dục và PH âm đạo. Môi trường âm đạo bình thường bao gồm các loại vi khuẩn kỵ khí và hiếu khí thường trú, trong đó đáng kể là nhóm Lactobacili.
Các vi khuẩn này tồn tại trong một mối quan hệ cộng sinh giữa vật chủ là môi trường âm đạo và bản thân chúng là các ký sinh vật, phụ thuộc vào môi trường này.
Lactobacillus hay còn gọi là Doderlein là vi khuẩn Gram dương kỵ khí không bắt buộc. Trong quá trình chuyển hóa, nhóm vi khuẩn này tạo môi trường acid cho âm đạo.
Đồng thời chủng này còn tạo ra H2O2 là một tác nhân diệt vi khuẩn và làm tăng độ acid của âm đạo. Tạo nên PH âm đạo cân bằng trong khoảng 4-5. Đây là môi trường tốt nhất để bảo vệ âm đạo khỏi bị viêm nhiễm và chính là cơ chế tự bảo vệ của hệ sinh dục nữ.
Việc mất cân bằng PH âm đạo và suy giảm lợi khuẩn, có thể do việc sử dụng thuốc đặt phụ khoa, dùng kháng sinh kéo dài, sử dụng nước vệ sinh hoặc cách vệ sinh vùng kín không đúng cách,…
Khi tiêu diệt vi khuẩn có hại thì tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng pH âm đạo. Một số yếu tố tác động khác cũng ảnh hưởng tới PH âm đạo như mất cân bằng nội tiết tố nữ, Stress,…
Khi PH âm đạo mất cân bằng, sẽ là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây bệnh xâm nhập dẫn tới viêm nhiễm phụ khoa trở nên mãn tính, cứ dai dẳng kéo dài hoặc tái đi tái lại nhiều lần không dứt.
Viêm âm đạo do thiếu nội tiết: Dấu hiệu và biện pháp điều trị
Viêm âm đạo dễ tái phát là do độ pH âm đạo bị thay đổi và chưa được cân bằng trở lại. Thực tế, căn bệnh này thường khó trị dứt điểm được do:
Dùng thuốc kháng sinh thời gian dài hoặc lạm dụng kháng sinh: Nếu dùng thời gian dài hoặc lạm dụng, thuốc kháng sinh vô tình diệt luôn cả vi khuẩn có lợi. Do đó, môi trường pH âm đạo bị thay đổi, khiến các vi khuẩn, virus phát triển, dễ dàng xâm nhập, gây bệnh trở lại.
Vệ sinh không đúng cách: Vệ sinh qua loa hoặc thụt rửa sâu cũng sẽ khiến bệnh chữa mãi không khỏi.
Suy giảm, rối loạn miễn dịch: Khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, nấm, hại khuẩn sẽ lấn át lợi khuẩn, làm cho tình trạng viêm nhiễm âm đạo khó dứt điểm.
Điều trị không đúng cách: Không theo phác đồ trị liệu của bác sĩ mà tự xử lý tại nhà cũng là nguyên nhân khiến bệnh viêm âm đạo dai dẳng.
Tình dục không an toàn: Nấm âm đạo, Chlamydia hay do trùng roi là những dạng có thể lây qua đường quan hệ tình dục. Khi quan hệ không an toàn, vi khuẩn, vi trùng tồn tại ở cơ quan sinh dục nam giới sẽ lại tiếp tục lây truyền sang nữ giới.
Sự ảnh hưởng của viêm âm đạo dai dẳng kéo dài đến sức khỏe chị em
BS.Trần Thu Huyền cho biết bệnh viêm âm đạo nếu không được xử lý kịp thời và triệt để thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe, đặc biệt là khả năng làm mẹ của chị em, như:
– Dễ dẫn đến tình trạng lây lan ngược các bộ phận bên trong cơ quan sinh sản, gây viêm nhiễm cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng… làm khó thụ thai, ảnh hưởng đến việc sinh đẻ, nghiêm trọng hơn có thể bị vô sinh.
– Gây bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày, khiến chị em cảm thấy tự ti, giảm ham muốn, ngại “yêu”, làm ảnh hưởng đến hạnh phúc hôn nhân.
– Ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh đẻ, nếu bị viêm nhiễm từ trước, người mẹ sau sinh có thể bị nhiễm khuẩn hậu sản, nặng hơn là nhiễm trùng tử cung, viêm khúc mạc khi đẻ.
– Có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ sơ sinh, vì lúc sinh, trẻ đi qua đường âm đạo của người mẹ có nhiễm khuẩn, nấm, virus nên bé dễ mắc các chứng như tưa lưỡi, viêm tuyến lệ, viêm giác mạc…
Giải pháp điều trị triệt để viêm âm đạo
Để điều trị dứt điểm viêm âm đạo, cần phải thực hiện triệt để các bước như sau:
– Cần khám kịp thời và điều trị các tác nhân gây viêm bằng kháng sinh đặc trị.
– Để diệt các tác nhân gây bệnh triệt để, khi cần sử dụng kháng sinh lâu ngày nên sử dụng kháng sinh có nguồn gốc thực vật như Trinh nữ hoàng cung, hoàng bá, khổ sâm, dây ký ninh…Kháng sinh thực vật từ từ loại bỏ tác nhân gây bệnh triệt để mà ít ảnh hưởng cơ chế bảo vệ tự nhiên của hệ sinh dục nữ.
– Giảm tình trạng tái nhiễm, tái phát bằng cách bổ sung lượng vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt do dùng kháng sinh đặc trị hoặc do các nguyên nhân khác. Những dưỡng chất quan trọng như immune gamma giúp cơ thể sản sinh hiệu quả hệ lợi khuẩn này.
– Vệ sinh phụ khoa hàng ngày đúng cách bằng sản phẩm vệ sinh chuyên dụng có PH = [4-6], có khả năng kháng khuẩn chống viêm hiệu quả nhưng phải nhẹ dịu, không gây kích ứng
– Sinh hoạt tình dục an toàn, cách ly nguồn lây nhiễm.
Cách xử lý viêm âm đạo tại nhà
Để xử lý bệnh viêm âm đạo, bác sĩ thường kê thuốc diệt mầm bệnh (dạng thuốc đặt, thuốc uống, thuốc bôi) kết hợp sản phẩm vệ sinh phù hợp.
Với những người mà nguyên nhân gây bệnh là trùng roi âm đạo, nấm … thì cần kết hợp xử lý cho cả chồng (bạn tình) để trị bệnh hiệu quả và triệt để. Tuy nhiên nếu chị em không làm theo đúng chỉ dẫn, hoặc làm không đủ liệu trình thì vẫn có thể bị tái phát.
Các chuyên gia sản phụ khoa khuyến cáo, để tránh bị mạn tính, tái phát, dai dẳng khi mắc viêm âm đạo, điều quan trọng là phải cân bằng được độ pH âm đạo. Tiếp theo là phải tăng sức đề kháng của cơ thể.
Đồng thời, nên sử dụng viên uống có thành phần thảo dược có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm âm đạo hiệu quả, an toàn.
Chị em nên chọn sản phẩm viên uống chứa các thành phần thảo dược trong viêm nhiễm phụ khoa có tác dụng hỗ trợ diệt khuẩn, làm lành tổn thương do viêm, giúp cân bằng pH âm đạo, kiểm soát dịch vùng kín, tăng cường sức đề kháng. Nhờ đó giúp ngăn chặn tình trạng viêm âm đạo tái đi tái lại, dai dẳng.
Vệ sinh vùng kín hàng ngày sạch sẽ cũng là việc vô cùng quan trọng. Sản phẩm vệ sinh chuyên dụng có pH=(4-6), nano bạc, tinh chất chè xanh, tinh dầu bạc hà sẽ giúp cân bằng pH vùng kín, ngăn ngừa viêm nhiễm, nấm ngứa và khử mùi hôi, không gây kích ứng.
Ngoài ra, chị em cũng lưu ý duy trì chế độ nghỉ ngơi điều độ, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và quan hệ tình dục an toàn để bệnh sớm khỏi, ngăn ngừa tái phát.
Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân và giải pháp để điều trị triệt để tình trạng viêm âm đạo mà Tuệ Y Đường chia sẻ hy vọng chị em biết để phòng tránh. Mọi thắc mắc cần giải đáp các bạn có thể liên hệ với BS.CKII. Trần Thu Huyền hoặc Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường qua hotline 0789503555 để được hỗ trợ kịp thời.