Cứ đến những ngày ”đèn đỏ” chị em phụ nữ lại phải chịu đựng những cơn đau dữ dội. Nhiều người tìm đến thuốc giảm đau để giảm đau một cách nhanh chóng, giúp vùng bụng cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Thế nhưng, việc uống thuốc giảm đau thường xuyên liệu có an toàn cho sức khỏe? Hôm nay Đông y Tuệ Y Đường xin chia sẻ tới bạn đọc một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh nhé !
VẬY NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU BỤNG KINH DO ĐÂU?
Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơn đau thường xuất hiện ở bụng dưới, lưng dưới và phía trên đùi. Người ta gọi đó là hành kinh đau bụng.
BS Trần Thu Huyền cho biết cơn đau xảy ra khi tử cung co lại (chèn ép) để loại bỏ lớp niêm mạc không còn cần thiết. Chất hóa học prostaglandin gây ra cơn đau và giúp tử cung co lại.
Một số phụ nữ và chị em trẻ sẽ bị cơn đau bụng kinh nhẹ, nhưng một số người khác thì có thể nặng hơn. Nguyên do thực sự thì chưa ai biết rõ, nhưng cũng có thể là vì tiết ra quá nhiều prostaglandin hoặc quá nhạy cảm với cơn đau . Điều này có thể khiến cho tử cung co bóp quá mạnh, làm giảm lượng máu cung cấp đến tử cung nên làm đau nhiều hơn.
CÁC LOẠI THUỐC GIẢM ĐAU BỤNG KINH THƯỜNG GẶP
Thuốc giảm đau Paracetamol
Trong trường hợp đau bụng kinh có thể dùng Paracetamol để giảm đau. Thuốc giảm đau này tác dụng lên não bộ làm ức chế các cơn đau. Đồng thời thuốc cũng giúp giảm nhẹ các cơn thắt ở tử cung làm cho người sử dụng cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng thuốc Paracetamol bởi vì nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ gây nên tình trạng suy gan, thận và các vấn đề liên quan đến dạ dày. Thuốc Paracetamol thích hợp cho những trường hợp bị đau bụng ở mức độ nhẹ và trung bình.
Thuốc Mefenamic Acid Stada 500mg
Thuốc Mefenamic Acid Stada là loại thuốc phổ biến được nhiều người sử dụng. Thuốc dành cho những trường hợp bị đau bụng kinh ở mức độ nhẹ và trung bình. Với tác dụng chủ yếu là giảm đau thuốc này còn có tác dụng giảm viêm nhiễm cho các bộ phận sinh dục và các cơ quan khác ở trên cơ thể.
Thuốc Cataflam
Thuốc Cataflam hay còn được biết với tên gọi khác là thuốc đau bụng kinh màu hồng. Với thành phần chính là Diclofenac potassium có tác dụng làm giảm đau, chống viêm. Thuốc được sử dụng với các trường hợp đau bụng kinh ở mức độ vừa đến nặng. Lưu ý những người bị viêm loét dạ dày không nên sử dụng loại thuốc này vì sử dụng thuốc trong trường hợp kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày và có thể bị suy thận.
Các loại thuốc này đa số đều hoạt động theo hai cơ chế sau:
– Làm giãn cơ tử cung từ đó làm giảm các cơn co thắt tử cung. Kết quả là cơn đau bụng cũng được giảm bớt.
– Giúp ức chế sự tổng hợp của prostaglandin. Prostaglandin là nguyên nhân gây ra các cơn co thắt ở tử cung.
TÁC HẠI CỦA VIỆC LẠM DỤNG THUỐC GIẢM ĐAU BỤNG KINH ?
Sử dụng thuốc giảm đau không đúng cách, thường xuyên, không theo chỉ định của bác sĩ sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người sử dụng. BS Trần Thu Huyền chia sẻ thuốc giảm đau như Cataflam, Mefenamic acid, Hyoscinum, Alverine,… sử dụng quá nhiều sẽ gây tình trạng lệ thuộc vào thuốc, một số tác dụng phụ lên gan, thận, dạ dày. Hiện nay có rất nhiều hiệu thuốc bán những loại thuốc tránh thai để giảm đau bụng kinh. Những loại thuốc tránh thai này nếu sử dụng thường xuyên sẽ làm mỏng lớp nội mạc tử cung, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Chỉ nên dùng thuốc trong trường hợp hãn hữu, khi có công việc cần phải hoạt động thể chất và tinh thần.
Các triệu chứng thường gặp như:
- Khiến chị em luôn phụ thuộc vào thuốc khi mỗi khi cơn đau bụng kinh xảy ra.
- Gây khô miệng, nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, đau bụng, ợ nóng, chán ăn, táo bón hoặc tiêu chảy ở một số người.
- Gây nguy hại đến dạ dày như: viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày,…
- Làm rối loạn huyết áp, tăng hoặc giảm đột ngột.
- Làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của gan, thận, phổi và ảnh hưởng tới tim mạch.
- Gây loãng xương, nhất là ở người cao tuổi.
Đau bụng kinh không phải là tình trạng chúng ta có thể chủ quan. Hãy tìm hiểu cho mình những phương pháp thích hợp để đẩy lùi những cơn đau khó chịu khi đến kỳ kinh bạn nhé.
Trên đây là một số chia sẻ về tác hại khi lạm dụng thuốc giảm đau bụng kinh hi vọng sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về tác hại khi lạm dụng chúng. Mọi thắc thắc tư vấn các bạn có thể liên hệ trực tiếp Đông y Tuệ Y Đường hoặc hotline 0789502555 để được giải đáp kịp thời nhé!