Tay chân bình thường sẽ dựa vào cảm giác để điều chỉnh những hoạt động như rút tay chân lại khi chạm phải vật nóng, điều chỉnh khi địa hình thay đổi. Nếu bạn bị tê tay chân thì sẽ gây giảm cảm giác và thậm chí năng hơn có thể gây mất cảm giác hoàn toàn.
Tình trạng này có thể khởi phát rất nhẹ nhàng như tê rần ở các đầu ngón tay,chân có cảm giác như bị châm chích hoặc bị giảm cảm giác. Những triệu chứng này có thể ngày càng nặng hơn, lan dần lên phía bàn tay, cổ tay, cẳng tay, cánh tay, cẳng chân và bàn chân… và có thể đi đến tình trạng mất hết cảm giác. Tê bì chân tay khi mang thai, tê bì chân tay ở người già là tình trạng rất phổ biến trong cộng đồng.
Nguyên nhân bệnh Tê bì tay chân
Theo Bác Sĩ Chuyên Khoa II Trần Thu Huyền- Trưởng khoa khám bệnh Phòng Khám Đông Y Tuệ Y Đường tê bì chân tay xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Trong đó, hơn 75% trường hợp tê tay chân là do các bệnh lý sau:
- Thoái hóa cột sống: Thoái hóa cột sống khiến sụn khớp, đốt sống bị bào mòn, cọ xát với rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng cổ lan xuống tay hoặc đau từ thắt lưng xuống chân. Hiện tượng tê tay chân do thoái hóa thường xảy ra về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết.
- Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân gây tê tay chân phổ biến. Đây là bệnh lý thường gặp ở đĩa đệm cột sống cổ và thắt lưng. Khi đĩa đệm tràn ra khỏi bao xơ đĩa đệm sẽ chèn ép dây thần kinh cột sống gây tê bì cánh tay cùng 2 chân, hạn chế vận động cơ thể.
- Thoái hóa khớp: khớp tay, khớp đầu gối hoặc khớp háng bị bào mòn, tổn thương do các yếu tố tiêu cực sẽ gây hạn chế vận động và dẫn đến tê bì cánh tay, bàn chân.
- Viêm đa khớp dạng thấp: Tình trạng khớp tay, khớp chân bị viêm nhiễm, tổn thương sẽ gây tê bì tay chân. Triệu chứng này gặp nhiều sau khi nằm, ngồi quá lâu tại một vị trí và đi kèm cứng khớp.
- Hẹp ống sống: Đây là dạng bệnh bẩm sinh, cột sống bị biến dạng, thu nhỏ lại khiến các rễ thần kinh chạy qua bị chèn ép và gây tê tay chân kéo dài. Bệnh để lâu sẽ gây tắc nghẽn lưu thông máu, vận động khó khăn
- Đa xơ cứng: Đây là bệnh rối loạn tự miễn và tác động trực tiếp đến hệ thần kinh TW, gây tổn thương màng bọc Myelin dẫn đến tê tay chân, co thắt cơ bắp, mệt mỏi.
- Viêm đa rễ thần kinh: Bệnh lý xảy ra khi hệ thần kinh ngoại biên tổn thương gây rối loạn cảm giác và hạn chế vận động.
- Xơ vữa động mạch: xơ vữa động mạch gây hẹp lòng mạch, chèn ép dây thần kinh chạy qua và dẫn đến tê bì tay chân.
- Nguyên nhân do chấn thương: Tai nạn, va chạm, ngã khiến dây thần kinh ngoại biên tổn thương cũng gây tê bì chân tay, hạn chế vận động.
- Mạch máu và thần kinh bị chèn ép khiến máu khó lưu thông: tê bì chân tay sau sinh hoặc do ngồi, đứng, ngủ sai tư thế, duy trì một tư thế quá lâu, lao động nặng, ngồi máy tính liên tục, chạy xe nhiều giờ…
- Tư thế làm việc: Bê vác vật nặng, ngồi, đứng quá lâu ở một tư thế, lười vận động và thường xuyên ngồi dưới máy lạnh sẽ gây tổn thương dây thần kinh. Từ đó gây tê tay chân.
- Sinh hoạt sai tư thế: Ngủ nghiêng người, nằm gối quá cao, liên tục dùng giày cao gót,… sẽ khiến tay chân tê bì.
- Ảnh hưởng thời tiết: một số người gặp trời lạnh sẽ bị rối loạn cảm giác, tê bì.
- Stress, mệt mỏi: Căng thẳng, mệt mỏi kích thích các tế bào thần kinh gần bề mặt da tê ngứa và tê bì tay chân.
- Tê chân tay có thể là kết quả của tác dụng phụ khi dùng một số thuốc.
Sớm phát hiện nguyên nhân tê bì chân tay giúp hạn chế biến chứng, nâng cao hiệu quả chữa bệnh và dự phòng tái phát.
Triệu chứng bệnh Tê bì tay chân
- Đau mỏi cổ vai gáy lan xuống nửa người kèm theo triệu chứng tê bì một bên
- Tê /dị cảm mặt trong cánh tay lan xuống ngón 4/5 chẳng hạn , khi nằm lâu /để tay chân ở vị trí cố định trong 1 khoảng thời gian nào đó, râm ran như kiến bò
- Tê kiểu châm chích, nóng bỏng tứ chi kiểu của bệnh lý viêm đa dây thần kinh trong tiểu đường, bệnh lý tổn thương đa rễ /nhiều rễ -dây thần kinh
- Tay chân mất cảm giác: tình trạng tê kéo dài sẽ khiến tay, chân bị mất cảm giác, thường gặp nhất về đêm.
- Tê buốt lan dọc cánh tay, cẳng chân: tê buốt lan đến hết cánh tay, cổ chân, cẳng chân và gây hạn chế vận động
- Những bệnh lý tê đau của hội chứng ống cổ tay /dị cảm trong hội chứng hạ canxi máu tiềm ẩn
- Tê yếu kiểu trung ương kèm theo thay đổi cảm giác, phản xạ và có tổn thương thần kinh sọ
- Chuột rút ở tay chân: co thắt cơ đột ngột gây đau nhức âm ỉ bắp tay, bắp chân.
Khi người bệnh có triệu chứng tê ở chân kèm những dấu hiệu dưới đây thì cần đi khám bác sĩ ngay lập tức:
- Bị tê chân kéo dài trong thời gian dài liên tục khoảng trên 6 tuần
- Tê chân đi kèm với bất kỳ triệu chứng mãn tính khác
- Bị tê chân kèm thay đổi về màu sắc, hình dạng hoặc nhiệt độ của chân và bàn chân
- Hay quên, dễ nhầm lẫn
- Chóng mặt
- Mất kiểm soát bàng bàng quang và ruột
- Tê liệt xảy ra sau một chấn thương đầu
- Đau đầu dữ dội
- Khó thở
- Co giật
Phòng ngừa bệnh Tê bì tay chân
Một số phương pháp có thể giúp ngăn ngừa bệnh tê nhức như:
- Tăng cường vận động, thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai
- Đối với người đã bị tê nhức chân tay, có thể ngâm tay trong nước nóng có pha muối giúp lưu thông máu tốt, nắm bàn tay lại xòe mạnh thẳng bàn tay và cánh tay ra, dùng tay trái xoa bóp cho tay phải và ngược lại.
- Chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung các vitamin và chất khoáng
- Tránh làm việc quá sức với những công việc nặng nhọc, làm việc nhiều giờ trước máy vi tính hay ngồi xổm quá lâu dẫn đến mạch máu khó lưu thông gây tê chân tay.
- Hạn chế uống nhiều rượu bia, không hút thuốc lá, vào mùa đông có thể dùng túi chườm nóng ở tay chân để giảm đau nhức và tê bì
Các biện pháp điều trị bệnh Tê bì tay chân
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà sử dụng phương pháp điều trị cho phù hợp. Nhìn chung, tê chân tay sinh lý không cần điều trị chỉ cần áp dụng một số biện pháp hỗ trợ, phòng ngừa như tăng vận động thể dục thể thao, xoa bóp thư giãn tay chân.
Phần lớn các trường hợp tê chân tay lặp lại nhiều lần, kéo dài hoặc do bệnh lý, cần được điều trị sớm và kịp thời để tránh biến chứng xấu.
Điều trị triệu chứng:
Những loại thuốc điều trị tình trạng bị tê chân lâu ngày bao gồm:
- Thuốc chống trầm cảm: nhóm thuốc điều trị tê chân do đau cơ xơ hóa
- Thuốc corticosteroid: thuốc giảm viêm, giảm tê chân do bệnh đa xơ cứng (MS).
- Thuốc Gabapentin và pregabalin: thuốc góp phần ngăn chặn và giảm tê chân do đau cơ xơ hóa, đa xơ cứng, bệnh thần kinh tiểu đường.
Điều trị nguyên nhân
Do nguyên nhân sinh lý: Những cách khắc phục ngay tại nhà khi bị tê chân bao gồm:
- Tránh ngồi nhiều, đứng lâu:Chú ý không cúi nhấc vật nặng hay ngồi xổm, đi dép chật, không để tay chân bị lạnh.
- Nghỉ ngơi: giảm tê chân tay do dây thần kinh bị chèn ép
- Chườm lạnh. Chườm lạnh vào chân và bàn chân 15 phút/ngày có thể giảm sưng, giảm tê chân do dây thần kinh bị chèn ép.
- Chườm nóng. Những người bị tê chân do dây thần kinh bị chèn ép cũng có thể áp dụng chườm nhiệt.
- Xoa bóp chân và bàn chân giúp cải thiện lưu lượng máu và có thể làm giảm các triệu chứng tê chân.
- Tập thể dục. Những bài tập thể dục như yoga, Pilates, aerobic có thể thúc đẩy lưu lượng máu và giảm viêm, đau, giảm tê chân.
- Tắm muối Epsom. Để giảm tê chân người bệnh có thể tắm nước muối Epsom chứa magie giúp tăng lưu lượng máu và lưu thông.
- Ngủ đủ giấc. Những người bị tê chân có thể do thiếu ngủ cho nên cần ngủ đủ giấc.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: ăn uống đầy đủ những dưỡng chất, bổ sung các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu nhằm tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa viêm nhiễm như: vitamin nhóm B, vitamin C, Glucosamin,… Đặc biệt, vitamin C và protein giúp sản sinh collagen tăng cường sự đàn hồi da, sự vững chắc của thành mạch, phòng ngừa xơ vữa động mạch.
Do nguyên nhân bệnh lý
Đối với tình trạng tê bì tay chân do bệnh lý, cần phải điều trị triệt để căn nguyên gây ra vấn đề. Ví dụ như:
- Bệnh tiểu đường: cần kiểm soát tốt đường huyết bằng cách dùng thuốc, duy trì chế độ ăn uống khoa học và chế độ tập luyện hàng ngày.
- Bị thiếu vitamin: bổ sung vitamin.
- Nhiễm độc: điều trị nhiễm độc
- Rối loạn chuyển hóa lipid máu: kiểm soát lipid máu ngưỡng an toàn
- Điều trị các bệnh lý thoái hóa cột sống, viêm khớp
Đông y với Tê bì tay chân
Theo Đông y Tuệ Y Đường:
Chân tay tê bì là chỉ tứ chi cảm giác giảm sút. Trong Đông y chân tay tê bì thuộc phạm vi chứng ma mộc. Ma là không đau không ngứa cảm giác như có sâu bò trong cơ nhục ấn vào cũng không đỡ ,mộc là mất cảm giác đau ngứa chân khí không vận hành được cảm giác dày lên như gỗ. Đau đớn và ma mộc không giống nhau trước đây người ta cho rằng cảm giác đau là chính bình thường thì không có cảm giác ma mộc sau mới thấy rằng cảm giác như có sâu bò trong cơ nhục và mất cảm giác đau ngứa. |
Từ góc độ đông y mà nói ma đa phần là hư chứng đau đa phần là thực chứng nên có thể phân ra các thể bệnh sau:
Biện chứng phân thể trị liệu:
Can huyết hư làm chân tay tê bì
Triệu chứng: Gân bị co, co duỗi khó khăn, đau đớn, đầu váng mắt hoa, ngủ ít, kinh nguyệt ra ít, chân tay tê, móng tay không phát triển. Mạch trầm nhược
Pháp trị: Dưỡng huyết nhu can
Bổ can thang
Qui đầu 12
Thục địa 20 Bạch thược 16 Mộc qua 12 Mạch môn 10 Trích thảo 6 Qui đầu 12 Thục địa 20 Bạch thược 16 Mộc qua 12 Bạch thược 16 |
Mộc qua 12
Mạch môn 10 Trích thảo 6 Táo nhân 16 Kê huyết đằng 16 Tang kí sinh 12 Tục đoạn 12 Xuyên khung 8 Kỉ tử 12 Ngưu tất 12 |
Châm cứu: Cách du, Huyết hải
Đàm thấp (trở lạc) làm chân tay tê bì (Thường gặp ở người có tuổi có bệnh rối loạn chuyển hóa lipit hoặc Đái tháo đường)
Triệu chứng: Vai, tay, cổ tay, bàn tay tê đau,nặng nề,giảm cảm giác, người nhiều đờm dãi,ăn uống, tiêu hóa kém, người hơi béo. Lưỡi bệu, có vết hằn răng, rêu lưỡi trắng hoặc vàng nhớt. Mạch huyền hoạt
Bài: Nhị truật thang
Bạch truật 1.5-2
Phục linh 1.5-3 Trần bì 1.5-2 Nam tinh 1.5-2 Hương phụ 1.5-2 Hoàng cầm 1.5-2 |
Uy linh tiên 1.5-2
Khương hoạt 1.5-2 Bán hạ 2-4 X truật 1.5-3 Cam thảo 1-1.5 Sinh khương 0.6-1 |
Hoặc dùng Nhị trần gia: Mộc qua, Xương truật, ý dĩ nhân, Chỉ thực, Điếu đằng câu
Châm cứu: Túc tam lí, phong long. tỳ du, vị du
Phong tà nhập lạc làm chân tay tê bì
Triệu chứng: Thủ túc ma mộc kèm thêm tê bì một bên mặt có thể đột nhiên phát sinh khẩu nhãn oa tà nói khó khăn nếu nặng thì chảy nước dãi hoặc kèm thêm sợ lạnh phát sốt rêu lưỡi trắng mạch phù.
Pháp điều trị: Giải biểu thông lạc
Dùng bài: Quân chính tán gia giảm.
Toàn yết 5g
Bạch phụ tử 10g Thiên ma 5g Khương hoạt 15g Thương nhĩ tử 12g |
Khương trùng 5g
Cam thảo 3g Phòng phong 15g Độc hoạt 15g Khí hư ma mộc |
Khí huyết đều hư
Triệu chứng: Chân tay tê bì nằm co ăn ít thở ngắn lười nói tiếng nói nhỏ nhẹ đại tiện nát nước tiểu trắng xanh chất lưỡi đạm mạch nhược.
Pháp điều trị: Tuyên bổ khí huyết .
Dùng bài: Bát trân thang
Nhân sâm 12
Bạch Linh 10 Bạch truật 12 Cam thảo 8 |
Xuyên khung 10
Đương quy 14 Thục địa 14 Bạch thược10 |
Bài thuốc nghiệm phương
Bài thuốc sắc uống: Theo Đông y, chứng tê bì chân tay do cơ thể suy nhược gặp phải phong, hàn, thấp, nhiệt sẽ gây ra cảm giác đau buốt như kim châm ở các chi. Để chữa trị tê buồn chân tay, Đông y có những bài thuốc hiệu quả với các thành phần thảo dược sau đây:
* Bài thuốc 1:
Đẳng sâm 16g, Bạch truật 12g, Táo 12g, Hoài sơn 12g, Bạch thược 10g, Bạch chỉ 10g, Mạch môn 10g, Qui đầu 10g, Thần khúc 10g, Sài hồ 10g, Bạch linh 10g, Cát cánh 9g, Phòng phong 8g, Biển đậu 8g, Cam thảo 6g, Can khương 4g,Quế chi 4g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.
* Bài thuốc 2: Thục địa 20g, Kê huyết đằng 16g, Táo nhân 16g, Bạch thược 16g, Mộc qua 12g, Ngưu tất 12g, Tục đoạn 12g, Qui đầu 12g, Kỉ tử 12g, Tang kí sinh 12g, Mạch môn 10g, Xuyên khung 8g, Trích thảo 6g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.
Bài thuốc ngâm chân Các vị thuốc xông đều trị đau lưng mỏi gối chân tay tê bì .
Bài thuốc 1: Ma hoàng 9g tế tân 3g khung cùng 12g hồng hoa 15g sinh địa 12g kê huyết đằng 15g thư cân thảo 15g đỗ trong 12g xuyên đoạn 9g thổ nguyên 3g tang diệp 6g cúc hoa 9g tri mẫu 6g hoàng bá 12g quế chi 9g sài hồ 12g dùng 1500ml nước để đun và xông
Bài thuốc 2: Thấu cốt thảo ngư tất xuyên đoạn ban mộc thiết địa phong mỗi vị 15g đương quy tuế linh tiên hồng hoa nhũ hương một dược độc hoạt xuyên khung bạch chỉ xích thược mộc qua phòng phong tế tân mỗi vị 10g giáng hương 5g thái cửu 5g . Bài thuốc này có thể tuỳ chứng mà gia giảm
Nghiên cứu lâm sàng Cừu Lệ Vĩ d九黎伟: Dùng bài bổ dương hoàn ngũ thang điều trị tê bì tay chân trên 85 bệnh nhân khỏi hoàn toàn là 35 bệnh nhân có hiệu quả là 18 bệnh nhân chuyển biến tốt 26 bệnh nhân không có hiệu quả 6 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 93,68%.
Thái Quốc Thuận 泰国顺 Dùng bài hoàng kỳ quế chi ngũ vật thang điều trị chân tay tê bì trên 30 bệnh nhân 21 bệnh nhân khỏi hoàn toàn 5 bệnh nhân chuyển biến tốt không có hiệu quả là 4 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 86,17%.
Hoàng Bình 黄平 Dùng bài thân thống trục ứ thang điều trị chân tay tê bì trên 75 bệnh nhân khỏi hoàn toàn 49 bệnh nhân có hiệu quả 18 bệnh nhân chuyển biến tốt 6 bệnh nhân không hiệu quả 2 bệnh chiếm tỉ lệ 89,56%.
Trương Quân Nhạc 张君 Dùng bài tiêu ma thang điều trị trúng phong tê bì tay chân trên 98 bệnh nhân phương bao gồm hoàng kỳ 60g hồng hoa 9g quế chi 6g xuyên khung 10g điểu tiêu xà 15g thổ nguyên 12g toàn yết 10g thạch xương bồ 15g uất kim 10g đởm nam tinh 10g viễn trí 18g từ thạch 30g bạch truật 10g bán hạ chế 9g phòng phong 15g cát cánh 12g thiên ma 15g . Hiệu quả khỏi hoàn toàn 17% hiệu quả rõ rệt 50% có chuyển biến 26% chiếm tỉ lệ 83%.
Châm cứu điều trị Vương Thọ 王寿 Lấy châm cứu để điều trị ma mộc sau trúng phong điều trị trên 73 bệnh nhân châm cứu vào vùng tê bì dùng hào châm 25-40mm đâm sâu vào da 1-2mm rồi vê kim kích thích châm khu vực tê bì mỗi kim cách nhau 0,5-2cm cũng vê kim như châm trên da. Cách lấy huyệt căn cứ theo tuần kinh thủ huyệt . Kết quả điều trị 39 bệnh nhân thì 31 bệnh nhân khỏi hoàn toàn 6 bệnh nhân có hiệu quả 2 bệnh nhân không hiệu quả chiếm tỉ lệ 94,87%.
Lý Hải Bình 李海平 Dùng châm cứu kết hợp với ngâm chân điều trị chân tay tê bì trên 45 bệnh nhân . Châm cứu lấy các huyệt sau kiên ngung khúc trì thủ tam lý ngoại quan hợp cốc hoàn khiêu dương lăng tuyền túc tam lý giải khê côn lôn.
Thuốc ngâm chân bao gồm hoàng kỳ 60g đương quy 30g giáp châu 15g địa long 30g sài hồ 30g thái cửu 20g quế chi 20g thục địa 30g ngưu tất 30g hồng hoa 20g mộc qua 20g đào nhân 20g sắc lấy 400ml hoà vào 2-4l nước để ngâm chân . Kết quả khỏi hoàn toàn 30 bệnh nhân chuyển biến tốt 12 bệnh nhân không có hiệu quả 3 bệnh nhận chiếm tỉ lệ 93,33%.
Mọi thắc mắc hay câu hỏi về cơ-xương-khớp bạn đọc có thể liên hệ với BS.CKII Trần Thị Thu Huyền hoặc Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp kịp thời nhé!