Viêm âm đạo là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ với các dấu hiệu như ngứa vùng kín, khí hư nhiều, đau rát khi quan hệ tình dục.
Bệnh khiến không ít chị em khổ sở khi điều trị bằng đủ mọi cách nhưng vẫn dai dẳng, tái phát nhiều lần. Nghiêm trọng hơn, số trường hợp mắc căn bệnh này không ngừng tăng lên hàng năm với tỷ lệ từ 15 – 27% (theo thống kê của Bộ y tế). Bởi vậy, việc hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu các phòng và điều trị bệnh là điều rất cần thiết.
Tuệ Y Đường hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp ích cho quý bạn đọc:
Bệnh viêm âm đạo là gì? Các tình trạng thường gặp
Viêm âm đạo là tình trạng cơ quan sinh dục ở phụ nữ bị viêm nhiễm do sự tấn công của các loại nấm, vi khuẩn, vi trùng, virus, dị vật hay tạp khuẩn,.. dẫn tới đến tiết dịch, ngứa và đau.
Căn bệnh này khiến chị em phụ nữ mất tự tin, kém hấp dẫn và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt và đặc biệt là sức sức khỏe sinh sản. Viêm âm đạo do nhiều nguyên nhân gây nên và được chia thành các tình trạng như:
- Viêm âm đạo do nấm candida: Đây là thể bệnh do candida – một loại nấm thường xuyên có trong âm đạo gây nên. Khi âm đạo có quá nhiều candida phát triển, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa rát, xuất hiện chất nhầy màu trắng, đặc trông giống như phô mai tươi.
- Viêm âm đạo do vi khuẩn: Là tình trạng môi trường âm đạo mất cân bằng khiến các vi khuẩn gây hại phát triển hơn số lượng vi khuẩn có lợi và gây ra tình trạng viêm nhiễm.
- Viêm âm đạo do trùng roi Trichomonas: Là tình trạng viêm nhiễm âm đạo gây ra bởi Trichomonas – một loại ký sinh trùng đơn bào lây nhiễm qua đường tình dục.
- Viêm teo âm đạo: Tình trạng này xảy ra do nồng độ estrogen ở phụ nữ giảm trong thời kỳ mãn kinh làm nội mạc hoặc niêm mạc của âm đạo trở nên mỏng hơn, dễ bị kích ứng và viêm nhiễm.
Triệu chứng thường gặp
Trước hết, có nhiều dấu hiệu giúp chị em phụ nữ phát hiện bệnh, các dấu hiệu này phụ thuộc vào từng loại viêm âm đạo mà người bệnh gặp phải. Tuy nhiên, triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh phải kể tới:
- Dịch tiết âm đạo tiết nhiều, có mùi hôi khó chịu.
- Âm đạo ngứa ngáy, kích ứng
- Đau trong quá trình giao hợp
- Tiểu đau
- Xuất huyết âm đạo nhẹ.
Lưu ý, nếu cảm thấy đau bụng vùng dưới, chảy máu khi quan hệ, người bệnh cần sớm đi khám và điều trị bởi đây là dấu hiệu viêm âm đạo nặng, đã gây biến chứng.
Về trường hợp của bạn Linh, bạn cũng xuất hiện các dấu hiệu điển hình của viêm âm đạo do vậy nguy cơ mắc bệnh là rất cao. Tuy nhiên, để chắc chắn, bạn Linh nên tới các cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán cụ thể.
Đối với các trường hợp khác thì khi nào cần gặp bác sĩ? Dịch tiết vùng âm đạo ngày càng nhiều, thậm chí chị em phải sử dụng tới băng vệ sinh hàng ngày; khí hư xuất hiện kèm mùi hôi khó chịu; ngứa ngáy nghiêm trọng tại vùng kín… là những biểu hiện báo hiệu chị em phải đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt.
Đừng chần chừ và ngại ngùng đi khám khi thấy những triệu chứng bất thường tại vùng kín. Các biểu hiện đó cho thấy vùng kín đang gặp vấn đề và bạn cần nhanh chóng xác định nguyên nhân, từ đó thực hiện phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả.
Điểm mặt những nguyên nhân viêm âm đạo
Theo các nghiên cứu y khoa, tác nhân chính dẫn tới bệnh phải kể tới nấm men, trùng roi, vi khuẩn, tạp khuẩn,… Tuy nhiên, bệnh còn có thể xuất hiện bởi những nguyên nhân như:
- Do rối loạn nội tiết tố: Nội tiết tố thay đổi nhất là ở phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh, mãn kinh làm môi trường âm đạo mất cân bằng. Từ đó các chất dịch cũng như axit lactic trong âm đạo bị thiếu hụt, tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn và tạp trùng xâm nhập, tấn công gây bệnh.
- Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ: Trong môi trường âm đạo có cả vi khuẩn có lợi và có hại. Những thói quen vệ sinh không đúng cách làm mất cân bằng môi trường âm đạo, tạo điều kiện hại khuẩn tấn công lợi khuẩn gây viêm nhiễm.
- Quan hệ tình dục không an toàn: Việc không vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ hay quan hệ “thả ga” chính là nguyên nhân tạo điều kiện cho vi khuẩn tồn tại ở cơ quan sinh dục nam giới lây sang nữ giới dẫn tới viêm nhiễm âm đạo mà nhiều chị em gặp phải.
- Do lạm dụng thuốc: Không ít người có thói quen lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh tiểu đường không kiểm soát… Thế nhưng điều này lại vô tình tiêu diệt vi khuẩn có lợi như vi khuẩn phân giải glycogen để sản sinh ra axit lactic và tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển gây ra viêm âm đạo.
Để tránh mắc bệnh, chị em phụ nữ cần chú ý tới những sai lầm này, đặc biệt, cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Viêm âm đạo có nguy hiểm không? Có con được không?
Bản thân viêm âm đạo là bệnh lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng mà chỉ gây ra cảm giác khó chịu, ngứa ngáy và bất tiện trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu để lâu không điều trị, bệnh có thể lây lan sang các cơ quan sinh dục khác và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Cụ thể, nếu vi khuẩn, virus, nấm từ vùng âm đạo lây sang cổ tử cung, vòi trứng hoặc buồng trứng có thấy gây bệnh viêm phần phụ, viêm vùng chậu. Đáng nói, những bộ phận này có thể lây chéo cho nhau dẫn tới việc điều trị khó khăn và tái phát thường xuyên.
Còn về vấn đề bị viêm âm đạo có sinh con được không, có thể nói viêm âm đạo kéo dài sẽ ảnh hưởng tới khả năng thụ thai của chị em. Nguyên nhân là do bệnh khiến các chị em mất tự tin, giảm hưng phấn trong quá trình quan hệ. Ở tình trạng viêm nhiễm nặng có thể ảnh hưởng tiêu cực tới vòi trứng, viêm cùng chậu, gây biến chứng viêm tắc vòi trứng dẫn đến vô sinh.
Nguy hiểm hơn, bệnh khiến môi trường âm đạo bị mất cân bằng (dư axit hoặc kiềm) làm cản trở hành trình của tinh trùng, khiến chúng không gặp được trứng. Do vậy bạn Phương muốn sinh em bé cần sớm tới các cơ sở y tế kiểm tra tình trạng bệnh và điều trị dứt điểm nhằm tăng cơ hội thụ thai thành công.
Phương pháp chẩn đoán
Viêm âm đạo là bệnh lý tại vùng kín của phụ nữ do đó bên cạnh việc xác định các triệu chứng đặc trưng của bệnh, bác sĩ phụ khoa cũng sẽ trực tiếp:
- Kiểm tra vùng âm đạo: Sử dụng mỏ vịt chuyên biệt để mở rộng âm đạo khi bệnh nhân nằm trên giường khám, quan sát vùng âm đạo và đánh giá sơ bộ mức độ viêm nhiễm.
- Xét nghiệm dịch tiết âm đạo: Bác sĩ tiến hành lấy một phần dịch tiết từ âm đạo để soi dưới kính hiển vi, xác định nguyên nhân gây viêm âm đạo là vi khuẩn hay nấm.
Khi đã khám lâm sàng và có kết quả các xét nghiệm, tiêu chuẩn chẩn đoán viêm âm đạo sẽ dựa vào việc xác định có ít nhất 3 trong 4 tiêu chí của Amsel là:
- Khí hư ra nhiều.
- Độ pH âm đạo > 4,5
- Soi tươi hoặc nhuộm gram phát hiện tế bào âm đạo dính vi khuẩn (Clue cells).
- Test Sniff dương tính (+).
Điều trị viêm âm đạo
Để điều trị an toàn, hiệu quả, người bệnh cần tìm tới các cơ sở y tế uy tín ngay khi phát hiện các dấu hiệu bệnh. Hiện nay, có nhiều phương pháp giúp điều trị bệnh như chữa bệnh bằng Tây y, bằng mẹo dân gian hay Đông y. Mỗi phương pháp đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng, người bệnh nên cân nhắc lựa chọn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mình.
1. Điều trị viêm âm đạo bằng Tây y
Với việc điều trị bệnh bằng Tây y, người bệnh chủ yếu được kê đơn các dạng thuốc đặc trị có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau ngứa tại chỗ. Người bệnh có thể sử dụng thuốc ở dạng uống, bôi hoặc đặt âm đạo.
Lưu ý, bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý mua về dùng, tránh tình trạng “tiền mất tật mang”, vừa không khỏi bệnh vừa tốn kém lại có thể gây ra biến chứng.
Ngoài ra, một số phương pháp như công nghệ oxygen, đưa ozone vào trong âm đạo nhằm tiêu diệt tác nhân gây bệnh cũng có thể được áp dụng.
2. Cách chữa dân gian tại nhà
Theo BS CKII Trần Thu Huyền – Trưởng khoa Đông Y Tuệ Y Đường Với trường hợp viêm âm đạo mới ở giai đoạn đầu, chị em có thể áp dụng một số cách trị bệnh tại nhà bằng những thảo dược thiên nhiên như:
- Chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không: Lá trầu chứa nhiều tinh dầu có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm rất tốt. Bệnh nhân có thể sử dụng lá trầu tươi vò nát với một ít muối tinh, đun sôi với nước. Sử dụng nước xông hơ, khi nước nguội thì dùng nước vệ sinh vùng kín. Nên kiên trì rửa 2-3 lần/ ngày để có hiệu quả tốt nhất.
- Chữa viêm âm đạo bằng lá ngải cứu: Chị em có thể nghiền nát lá húng quế rồi đun sôi phần bột nhão với 2 cốc nước. Khi nước còn ấm, dùng để rửa âm đạo. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể uống nước lá húng quế mỗi ngày để đẩy lùi bệnh.
- Chữa viêm âm đạo bằng tỏi: Tỏi có chứa một loại kháng sinh tự nhiên giúp tiêu viêm, kháng khuẩn mạnh. Người bệnh có thể bổ sung tỏi vào các món ăn hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh.
- Lưu ý, các phương pháp chữa bệnh tại nhà yêu cầu sự kiên trì của người bệnh bởi chúng không cho kết quả ngay lập tức. Ngoài ra, nếu tình trạng bệnh nặng, chị em cần kết hợp các phương pháp đặc hiệu khác.
3. Chữa viêm âm đạo bằng Đông y
Theo quan điểm của Đông y, căn nguyên dẫn tới bệnh là do người phụ nữ bị hao tổn phần huyết dẫn đến tổn thương tâm, can, tỳ, thận. Do vậy, để điều trị bệnh cần điều hòa khí huyết, điều hòa tỳ vị, sơ can khí và dưỡng can thận.
Đông y chữa tận gốc bệnh bằng các thảo dược thiên nhiên nên không chỉ mang tới hiệu quả lâu dài, ngăn ngừa bệnh tái phát mà còn an toàn, lành tính với nhiều đối tượng người bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị bằng Đông y, người bệnh cần kiên trì sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ bởi hiệu quả phương pháp cần thời gian dài mới thấy rõ.
- Trinh nữ hoàng cung: Đây là thảo dược tự nhiên đã được ông cha ta áp dụng vào nhiều bài thuốc dân gian để chữa bệnh u xơ, u nang, đặc biệt là điều trị rất tốt các bệnh phụ khoa. Thành phần chủ yếu của trinh nữ hoàng cung là chất Lycorin. Nó có tác dụng ức chế sự tổng hợp DNA và protein của các tế bào u. Không chỉ thế nó còn hạn chế sự phát triển của những tế bào này. Loại cây này giúp tăng khả năng kháng khuẩn, kháng virut, tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa ung thư cổ tử cung.
- Lá trầu không: Đây là loại lá quen thuộc gần gũi với mọi gia đình. Nó vừa có tác dụng chống viêm rất tốt, vừa cân bằng PH trong âm đạo. Vì vậy lá trầu không có hiệu quả rất tốt trong việc phòng ngừa và điều trị viêm nhiễm phụ khoa.
- Cây ích mẫu: Loại cây này còn có cái tên khác là cây chói đèn, cây sung úy. Chúng ta thường nhìn thấy nó ở bờ sông, bờ suối hay ở những nơi có độ ẩm cao. Một số bộ phận được dùng làm thuốc có thể kể đến như thân cây, lá, quả. Cây ích mẫu được ví như một người bạn của chị em phụ nữ bởi nó có tác dụng rất tốt trong việc điều trị chứng tắc kinh, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều ,…
- Cây ngải cứu: Ngải cứu mọc hoang ở khắp các vùng trên cả nước, được trồng quanh nhà, xung quanh nhà thuốc. Ngải cứu được nhiều người biết đến với những món ăn ngon như trứng rán ngải cứu, ngải cứu hầm gà, lẩu gà,… Không chỉ là một loại rau quen thuộc, ngải cứu còn là một vị thuốc rất tốt. Nó có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, chữa đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, trị mẩn ngứa, trị mụn và làm trắng da. Đối với bà bầu, nó còn có tác dụng an thai, chị em nào đang mang bầu mà bị động thai có dấu hiệu ra máu có thể dùng ngài cứu sao vàng hạ thổ, vẩy 1 chút nước vào sau đó sắc lên uống ngày 3,4 lần.
- Bạch đồng nữ: Bạch đồng nữ là loại cây mọc hoang rải rác khắp nơi, thành phần được dùng làm thuốc là rễ cây và cả lá thân cây. Thuốc có tác dụng điều trị các chứng ra khí hư, bạch đới, kinh nguyệt không đều, viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới.
- Tuy nhiên không phải loại thảo dược nào cũng có sẵn xung quanh chúng ta, khi có rồi còn phải chế biến cho đúng cách thì điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa mới hiệu quả. Có một số chị em thường truyền tai nhau cách chữa bệnh phụ khoa bằng tỏi hoặc dầu dừa, thực sự chưa có cơ sở khoa nào chứng minh điều này. Những cách đấy không những không mang lại hiệu quả mà có khả năng làm cho tình trạng bệnh của chị em có thể trở nên xấu đi. Chính vì thế việc kết hợp những vị thuốc dân gian để điều trị bệnh phụ khoa sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn
Phương pháp chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng Đông y rất an toàn và hiệu quả cao, đã được đúc kết từ ngàn đời và vẫn được tiếp tục duy trì phát triển cho tới ngày ngay. Nếu chị em gặp vấn đề về phụ khoa, sử dụng các loại thuốc nhưng không khỏi sao không thử 1 lần dùng thuốc Đông y. Chắc chắn sẽ không làm chị em thất vọng. Chúc chị em luôn khỏe mạnh để giữ lửa hạnh phúc gia đình.
Mọi thắc mắc hay câu hỏi về bệnh viêm âm đạo
bạn đọc có thể liên hệ với BS.CKII Trần Thị Thu Huyền hoặc Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp kịp thời!