Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh phổ biến có liên quan tới cột sống. Những triệu chứng và biến chứng của bệnh có thể gây ra hàng loạt ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống thường nhật của người bệnh.
Theo đó, khi mắc phải bệnh lý này, phần đĩa đệm ở cột sống, thường là cột sống thắt lưng bị tổn thương do rạn nứt bao xơ bên ngoài, lượng nhân nhầy bên trong thoát ra, len lỏi vào ống sống và gây nên tình trạng các rễ thần kinh và màng tủy bị chèn ép.
Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng hàng ngày có tác động quan trọng tới quá trình điều trị các bệnh lý về xương khớp, trong đó có hiện tượng thoát vị đĩa đệm. Những món ăn như thế nào là bổ dưỡng, hữu ích với những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm?Hãy cùng Tuệ Y Đường tìm hiểu trong bài viết sau đây:
Tổng quan bệnh Thoát vị đĩa đệm
Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, xung quanh là lớp vỏ, ở giữa là nhân nhầy. Đĩa đệm có tác dụng chịu áp lực do cột sống đè lên, tạo sự mềm dẻo cho cột sống.
Thoát vị đĩa đệm là một thuật ngữ chỉ tình trạng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường,xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức.
Tình trạng này thường là kết quả của sang chấn hoặc do đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách, có thể xảy ra ở bất kì khu vực nào của cột sống. Trên thực tế, thường hay gặp hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là phổ biến nhất.
Nguyên nhân bệnh Thoát vị đĩa đệm
Một số nguyên nhân thoát vị đĩa đệm chính mà một người có thể gặp phải như sau:
- Do làm việc, vận động, lao động quá sức hoặc sai tư thế, dẫn đến đĩa đệm và cột sống bị tổn thương
- Do tuổi tác: là nguyên nhân mà đa số các bệnh nhân gặp phải. Khi quá trình lão hóa diễn ra, đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thoái hóa xơ cứng và rất dễ dàng bị tổn thương
- Do chấn thương ở vùng lưng
- Các bệnh lý bẩm sinh như hoặc mắc phải ở vùng cột sống như gù vẹo, thoái hóa cột sống…
- Yếu tố di truyền
Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ của bệnh thoát vị đĩa đệm như:
- Cân nặng của cơ thể: cân nặng của cơ thể càng lớn, gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống càng cao, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng
- Nghề nghiệp: các đối tượng lao động chân tay, mang vác nặng, sai tư thế đều có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm
Triệu chứng bệnh Thoát vị đĩa đệm
Một số triệu chứng thoát vị đĩa đệm điển hình bao gồm:
- Đau nhức tay hoặc chân: Bệnh nhân có những cơn đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng, vai gáy, cổ và chân tay khi mắc bệnh, sau đó lan ra vùng vai gáy, chân tay. Tính chất đau có thể âm ỉ vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng hoặc rất dữ dội, đau nặng hơn khi vận động, đi lại, giảm đi khi nghỉ một chỗ.
- Triệu chứng tê bì tay chân: nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài sẽ chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng thắt lưng, vùng cổ sau đó dần dần phát triển xuống mông, đùi, bẹn chân và gót chân. Lúc này người bệnh sẽ bị rối loạn cảm giác, luôn thấy mình như bị kiến bò trong người,…
- Yếu cơ, bại liệt: xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng, thường sau một thời gian dài mới phát hiện được. Giai đoạn này người bệnh khó có thể đi lại vận động, dần dần dẫn tới teo hai chân, teo cơ, liệt các chi phải ngồi xe lăn
Cũng có những trường hợp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tuy nhiên không có triệu chứng gì
Bệnh nhân cần tới bệnh viện và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi có những biểu hiện sau:
- Đau, tê bì, yếu cơ ngày càng nặng, ảnh hướng nhiều đến sinh hoạt thường nhật
- Tình trạng són tiểu hoặc bí tiểu
- Tình trạng mất cảm giác tại các vùng gọi là “yên ngựa” trên cơ thể như bắp đùi trong, phía sau chân, vùng quanh hậu môn
Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị sớm sẽ để lại những biến chứng nặng nề:
- Khi nhân nhầy chui vào trong ống sống, chèn ép rễ thần kinh, làm hẹp khoang sống sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ bị liệt nửa người hoặc bại liệt cả người.
- Hội chứng đuôi ngựa: rễ thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép, khiến việc đi đại tiện không kiểm soát.
- Không vận động lâu ngày sẽ khiến cơ trở nên suy yếu, bị teo, các chi teo nhanh chóng, chân tay bé lại, khả năng đi lại, vận động giảm sút.
- Rối loạn cơ vòng: Khi rễ thần kinh bị tổn thương có thể gây ảnh hưởng đến cơ vòng đường tiểu: bí tiểu, sau đó lại đái dầm dề, nước tiểu chảy rỉ ra một cách thụ động
Đối tượng nguy cơ bệnh Thoát vị đĩa đệm
Các đối tượng lao động chân tay, mang vác nặng, sai tư thế, người thừa cân, người có tiền sử gia đình đều có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm
Phòng ngừa bệnh Thoát vị đĩa đệm
Các biện pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm có thể thực hiện như sau:
- Tập luyện thể dục thể thao bằng các môn thể thao vừa sức, tăng độ dẻo dai của các cơ cạnh cột sống. Điều này có thể giúp làm ổn định cột sống, giảm nguy cơ tổn thương đĩa đệm
- Không mang vác, vận động quá sức hoặc sai tư thế
- Duy trì cân nặng phù hợp với chiều cao, tránh duy trì áp lực quá nặng lên cột sống.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bị thoát vị đĩa đệm
Trong thực đơn hàng ngày của những ai bị mắc chứng bệnh về xương khớp nói chung và thoát vị đĩa đệm nói riêng, danh sách thực phẩm được liệt kê và cần tăng cường thu nạp cần phải tuân thủ những nguyên tắc như:
- Tăng cường ăn các nhóm thực phẩm giàu Omega 3, Canxi, Glucosamin, Chondroitin, các Vitamin và khoáng chất khác.
- Hạn chế ăn nhóm thực phẩm chứa quá nhiều chất đạm, purin, fructose, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ…
- Tuyệt đối không uống đồ uống có chứa cồn như rượu, bia hay hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích.
Để tìm hiểu kỹ hơn về những loại thực phẩm nên ăn, không nên ăn khi bị thoát vị đĩa đệm, bạn hãy đọc tiếp nội dung dưới đây.
Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
Khi mắc bệnh lý thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cần tăng cường ăn các loại thực phẩm hữu ích cho hệ xương khớp, giúp giảm thiểu và xoa dịu các triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra.
Thực phẩm giàu Canxi
Nếu đang thắc mắc người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, hãy ưu tiên trong thực đơn mỗi ngày những món ăn giàu canxi.
Hầu hết ai cũng biết rằng canxi là một khoáng chất quan trọng, thành phần cơ bản để cấu tạo nên hệ xương khớp và răng. Ngoài ra, khoáng chất này cũng góp phần vận hành các hoạt động của thần kinh cơ và quá trình đông máu.
Đặc biệt với hệ xương khớp, khi chúng ta thu nạp đủ lượng canxi sẽ giúp xương chắc khỏe, cơ thể dẻo dai, vận động nhanh nhẹn. Điều này càng trở nên quan trọng đối với những ai bị mắc bệnh lý về xương khớp như thoát vị đĩa đệm.
Canxi sẽ làm chậm lại quá trình thoái hóa cột sống, khiến các tổn thương ở đĩa đệm không trở nên nghiêm trọng hơn đồng thời nó còn có tác dụng xoa dịu các cơn đau.
Những thực phẩm có chứa nhiều canxi tiêu biểu nhất là: Sữa, các chế phẩm từ sữa như phô mai và sữa chua, rau có màu xanh đậm, hạnh nhân, các loại đậu, cá mòi, cá hồi…
Liên quan tới nhóm thực phẩm giàu canxi, khá nhiều người thắc mắc không biết thoát vị đĩa đệm nên uống sữa gì. Theo đó, các loại sữa bò, sữa dê, sữa đậu nành hay sữa làm từ các loại hạt đều rất tốt với người bị bệnh về xương khớp.
Thực phẩm giàu Omega 3
Thoát vị đĩa đệm ăn gì? Nhóm thực phẩm hữu ích tiếp theo mà người bị thoát vị đĩa đệm cần gia tăng ăn hàng ngày là thực phẩm giàu Omega 3.
Tại sao người bị thoát vị đĩa đệm cần ăn nhiều thực phẩm chứa Omega 3. Nguyên nhân là do Omega 3 có công dụng chống viêm, giảm đau rất hiệu quả từ đó sẽ xoa dịu các cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Một số loại thực phẩm giàu Omega 3 là: Các loại cá biển (cá thu, cá trích, cá ngừ, cá cơm…), cá hồi, các loại hạt (hướng dương, óc chó, hạnh nhân, hạt lanh, hạt chia…), trứng cá muối, đậu nành,
Thực phẩm giàu Glucosamine, Chondroitin
Glucosamine, Chondroitin là hai hợp chất tham gia vào quá trình hình thành cấu trúc màng tế bào, tái tạo mô sụn và xương.
Đối với một số tình trạng bệnh lý xương khớp có mức độ nghiêm trọng, bác sĩ chuyên khoa thường kê đơn thuốc Chondroitin sulfate và Glucosamine sulfate cho người bệnh nhằm bổ sung hai loại chất này giúp cho các cử động của xương khớp trơn tru, giảm thiểu các cơn đau do thoát vị đĩa đệm đồng thời ngăn chặn sự sản sinh các loại enzyme phá hủy sụn khớp.
Vì vậy, để bổ sung Glucosamine, Chondroitin một cách tự nhiên cho cơ thể, người bị thoát vị đĩa đệm nên tăng cường tìm hiểu và thu nạp vào cơ thể các loại thực phẩm chứa nhiều hai hoạt chất này thông quá hoạt động ăn uống hàng ngày.
Các loại thực phẩm có chứa nhiều Glucosamine, Chondroitin là: Xương sườn, sụn bò, sụn bê,… Tuy nhiên cần phải chế biến hầm nhừ để hoạt chất từ xương và sụn thoát ra ngoài.
Thực phẩm giàu Vitamin
Các loại vitamin có vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với các hoạt động sống của cơ thể. Cụ thể:
- Vitamin C có công dụng kháng viêm và giảm đau.
- Vitamin D hỗ trợ cơ thể hấp thụ và chuyển hóa canxi – một khoáng chất thiết yếu với xương khớp.
- Vitamin E giúp tăng khả năng miễn dịch, giảm đau hiệu quả.
Như vậy có thể thấy, các loại vitamin sẽ giúp người bị thoát vị đĩa đệm cải thiện sức khỏe tổng thể, giảm thiểu tình trạng sưng viêm và xoa dịu các cơn đau do thoát vị gây ra.
Những loại thực phẩm giàu vitamin mà người bệnh có thể tăng cường ăn mỗi ngày là: Ngũ cốc, cà chua, cam, quýt, bưởi, kiwi, trứng, dầu gan cá, nấm…
Nhìn chung các loại rau xanh và trái cây đều giàu vitamin, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp phòng tránh và điều trị hiệu quả các bệnh lý.
Thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì?
Bên cạnh việc tìm hiểu thoát vị đĩa đệm nên ăn gì thì người bệnh cũng không nên bỏ qua những thông tin về thực phẩm nên kiêng khi bị căn bệnh thoát vị hành hạ.
Thực phẩm giàu chất đạm
Thoát vị đĩa đệm kiêng gì? Đứng đầu trong danh sách những thực phẩm mà người bị thoát vị đĩa đệm nên kiêng khem đó là nhóm giàu chất đạm.
Khi thu nạp các loại thực phẩm giàu chất đạm, cơ thể sẽ sản sinh ra một lượng acid và cần huy động canxi để trung hòa. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi một cách trầm trọng nếu như người bệnh ăn quá nhiều chất đạm mà không bổ sung đủ canxi hàng ngày.
Những thực phẩm giàu đạm mà người bị thoát vị đĩa đệm nên ghi nhớ để hạn chế ăn là: Các loại thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò, thịt chó, thịt bê, thịt cừu…), ức gà, hải sản…
Thực phẩm chứa nhiều purin và fructose
Không chỉ những người bị bệnh gout mà những bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm cũng cần phải tránh xa nhóm thực phẩm chứa nhiều purin.
Nguyên nhân là do purin và fructose vào cơ thể sẽ kích thích các phản ứng gây viêm, làm các cơn đau ở cột sống thắt lưng trở nên nghiêm trọng hơn.
Nếu bị thoát vị, hãy hạn chế ăn thịt gia cầm, các loại thực phẩm muối chua (cà muối, dưa muối…), nội tạng động vật… vì chúng chứa rất nhiều purin và fructose.
Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ
Đồ ăn được chế biến theo các cách như chiên, xào, rán… chứa một lượng dầu mỡ khổng lồ. Lượng chất béo bão hòa – chất béo xấu này sẽ thúc đẩy các phản ứng gây viêm làm tình trạng viêm đau gia tăng, tác động tiêu cực tới quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm.
Ngoài ra, các loại thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp… cũng chứa nhiều dầu mỡ vì vậy người bị thoát vị cũng cần hạn chế ăn những loại thức ăn này.
Thức uống có chứa cồn
Thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì? Không chỉ với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm mà ngay cả những ai khỏe mạnh thì việc hạn chế sử dụng đồ uống có cồn như bia, rượu cũng luôn được nói tới.
Theo đó, những loại đồ uống kể trên sẽ khiến tình trạng bệnh lý trở nặng.
Bên cạnh việc thiết lập một chế độ ăn uống khoa học thì người bị thoát vị đĩa đệm cũng nên lưu ý thường xuyên hoạt động thể dục thể thao vừa sức, xây dựng lối sống khoa học và thăm khám định kỳ để phát hiện các dấu hiệu bất thường của cơ thể.
Mong rằng những thông tin về “Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì?” sẽ giúp người bệnh hiểu hơn về các nhóm thực phẩm cần tăng cường thu nạp hàng ngày và nhóm thực phẩm cần kiêng khem để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm.
Mọi thắc mắc hay câu hỏi về bệnh bạn đọc có thể liên hệ với BS.CKII Trần Thị Thu Huyền hoặc Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp kịp thời!