Hội chứng phù Quincke là gì? Tại sao đa số người bệnh thường hay bị nhầm lẫn với bệnh mề đay? Khi mắc phải bệnh lý này, cần phải làm gì để khắc phục hiệu quả tình trạng bệnh. Những câu hỏi trên cũng chính là thắc mắc của đại đa số người bệnh sẽ được Tuệ Y Đường giải đáp trong bài viết dưới đây.
I. Hội chứng phù Quincke là gì?
Hội chứng phù Quincke là tình trạng sưng phù ở vùng da, trên mặt, lớp niêm mạc hoặc một số bộ phận trên cơ thể như mắt, môi, quanh miệng, bàn tay, bàn chân hay cơ quan sinh dục. Phù Quincke thường xuất hiện trong vài phút đến vài giờ. Một số trường hợp khác chỉ xuất hiện trong một vài giây và biến mất không để lại di chứng.
Đây là bệnh dị ứng thường hay bị nhầm lẫn với bệnh mề đay do các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh khá giống nhau.
1. Nguyên nhân dẫn đến phù Quincke
Những nguyên nhân gây nên hội chứng phù Quincke tương tự như các nguyên nhân gây nên bệnh nổi mề đay mẩn ngứa. Những tác nhân gây nên hội chứng phù Quincke là:
- Dị ứng với các loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng viêm như nonsteroid, nhóm Beta – lactam, Sulfamid, hoặc thuốc ức chế men chuyển angiotensin.
- Dị ứng với các loại thực phẩm như đậu phộng, hải sản biển, sô cô la, sữa, quả mọng,…
- Dị ứng với hóa mỹ phẩm, các hóa chất, phấn hoa, nước hoa, lông thú.
- Biến chứng của một số bệnh nhiễm trùng như: bệnh mề đay, bệnh chàm, bệnh viêm mũi dị ứng, bệnh viêm kết mạch dị ứng, viêm phế quản,…
Theo BS.CKII Trần Thị Thu Huyền – phụ trách chuyên môn của Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường ngoài ra, một số yếu tố do thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể không thích nghi kịp thời hay do thức ăn tanh, đồ uống có cồn, các yếu tố vật lý khác như gió, nóng, lạnh, ánh sáng mặt trời,… Đây không hẳn là nguyên nhân chính gây nên chứng hội chứng phù Quincke nhưng có thể ảnh hưởng các triệu chứng của căn bệnh này.
2. Triệu chứng của hội chứng phù Quincke
Khi mắc phải hội chứng phù Quincke, người bệnh thường xuất hiện một trong những triệu chứng sau:
- Một trong những triệu chứng thường gặp phải khi mắc phải hội chứng phù Quincke là sưng môi, mí mắt gò má, bàn tay, bàn chân, hầu họng và có thể là bộ phận sinh dục.
- Vùng tổn thương thường có màu hồng nhạt.
- Các vùng bị ảnh hưởng xuất hiện các cơn đau, ngứa hoặc tê bì do dây thần kinh bị chèn ép quá mức.
Những biểu hiện cụ thể của hội chứng phù Quincke:
- Hội chứng Phù Quincke ở mặt: Người bệnh thường bị sưng môi, gò má hoặc sưng hai mí mắt, kèm theo những chứng nôn, buồn nôn, đau đầu.
- Hội chứng Phù Quincke ở thanh quản: Là một trong những biểu hiện nguy hiểm nhất của hội chứng phù Quincke. Đa số bệnh nhân thường có triệu chứng khó thở, ho khan, mặt tím tái, xanh xao. Song, những trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến co thắt khí quản, một số trường hợp có thể đe dọa đến tính mạng của con người dẫn đến tử vong.
- Hội chứng Phù Quincke ở đường tiêu hóa: Xuất hiện những cơn đau vùng bụng sau đó kèm theo những triệu chứng của tiêu chảy, táo bón. Mặc khác, một số đối tượng có thể bị nôn ói dữ dội, có thể kéo dài vài phút, gây đau rát cổ họng, khàn tiếng.
- Hội chứng Phù Quincke ở niêm mạc tử cung: Đối tượng mắc phải chủ yếu là phụ nữ, có thể làm chảy máu âm đạo và kéo theo những cơn đau dữ dội ở bụng dưới. Phù Quincke ở niêm mạc tử cung chỉ là trường hợp hiếm, khá ít bệnh nhân mắc phải.
II. Mề đay là bệnh như thế nào?
Mày đay là hiện tượng phát ban da, là tình trạng phản ứng của mao mạch trên da do nhiều yếu tố khác nhau, gây phù cấp tính hoặc mạn tính ở trung bì.
- Giai đoạn cấp tính: Kéo dài không quá 6 tuần, thường bùng phát đột ngột và tự biến mất.
- Giai đoạn mãn tính: Kéo dài trên 6 tuần, ngắt quãng theo từng đợt và có nhiều triệu chứng nặng nề.
1. Triệu chứng bệnh nổi mề đay
“Bệnh nhân khỏi bệnh viêm da cơ địa sau 20 năm sống chung với bệnh” – Tuệ Y Đường
2. Nguyên nhân nổi mề đay
- Thuốc: một số người mẫn cảm với một số thành phần thuốc như aspirin, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau kháng viêm… hoặc có thể là một phản ứng sau tiêm chủng vắc xin.
- Hóa mỹ phẩm: những loại mỹ phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc, chứa nhiều hóa chất… cũng làm tăng nguy cơ mẩn ngứa, dị ứng nổi mề đay cho nhiều người.
- Thực phẩm: các loại hải sản có vỏ (như tôm, cua, ghẹ…), trứng, sữa, đậu phộng… cũng có thể khiến một số người bị dị ứng (do hệ miễn dịch của cơ thể xác định nhầm thực phẩm đó là yếu tố ngoại lai và cố gắng tiêu diệt nó).
- Các dị nguyên như khói bụi, phấn hoa, lông chó mèo… cũng có thể là tác nhân gây dị ứng mà nhiều người không nghĩ tới.
Ứng dụng thành tựu của ngành công nghệ sinh học phân tử, gần đây các nhà khoa học thế giới phát hiện, tế bào Kupffer nằm trong xoang gan, khi bị kích hoạt quá mức mới là mấu chốt sẽ gây ra nhiều bệnh lý gan nguy hiểm, thậm chí ung thư gan, với các biểu hiện đầu tiên là nổi mề đay, mẩn ngứa, mụt nhọt….
II. Hướng điều trị hội chứng phù Quincke
1. Gặp bác sĩ
Để biết được chính xác bệnh lý và mức độ bệnh tình đang mắc phải, người bệnh nên tiến hành chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng tại các cơ sở y tế uy tín như: xét nghiệm công thức máu, tốc độ máu lắng, nồng độ kháng thể IgE đặc hiệu.
Có những vị trí sưng phù sẽ được tiêu biến sau lần điều trị, nhưng vết thương có thể tiếp tục tái phát tại một vị trí khác hoặc cùng một vị trí. Tốt nhất, bệnh nhân nên lựa chọn những phương pháp để điều trị triệt để. Đối với hội chứng phù Quincke cấp tính cần tái khám sau 3 – 5 ngày và 2 – 4 tuần đối với hội chứng phù Quincke mãn tính.
2. Điều trị bằng thuốc
Thuốc được xem là một phương pháp điều trị được lựa chọn hàng đầu. Đa số bệnh nhân đều lựa chọn phương pháp này để điều trị dứt điểm các triệu chứng của bệnh không chỉ riêng hội chứng phù Quincke. Tuy nhiên, người bệnh không được sử dụng các loại thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định từ bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn. Trước hết, người bệnh cần được tiến hành thăm khám để đưa ra kết luận chính xác về mức độ bệnh tình đang mắc phải trước khi sử dụng thuốc.
Dưới đây là nhóm thuốc giúp kiểm soát các triệu chứng của hội chứng phù Quincke:
- Adrenalin: Áp dụng điều trị cho các trường hợp hội chứng phù Quincke do phù nề đường hô hoặc tụt huyết áp.
- Glucorticoid: Áp dụng điều trị cho các trường hợp phù mạch cấp tính và mãn tính hoặc dùng để phòng ngừa bệnh tình tái phát.
- Thuốc kháng histamin: Áp dụng điều trị cho các trường hợp hội chứng phù Quincke cấp và mãn tính do cơ chế dị ứng: Chlorpheniramin, Diphenhydramin, Doxepin, Hydroxyzin, Ketotifen, Acrivastin, Cetirizin, Desloratadin, Ebastin, Fexofenadin, Levocetirizin, Loratadin, Mizolastin,…
III. Hướng điều trị mề đay
1. Điều trị đặc hiệu:
Tránh tiếp xúc hoặc loại bỏ các yếu tố đã được biết gây bệnh hoặc làm nặng bệnh: ngừng dùng thuốc , thức ăn, chuyển chỗ ở , đổi nghề , tránh nóng, lạnh, ánh nắng mặt trời …
Cân nhắc điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu nếu không thể loại bỏ được dị nguyên gây bệnh.
2. Điều trị triệu chứng:
- Dùng thuốc kháng histamin: Kháng histamin thế hệ I có tác dụng phụ là gây buồn ngủ, kháng cholinergic (khô miệng, nhìn mờ, tim đập nhanh, rối loạn tiết niệu,…) và dễ tương tác thuốc. Thuốc kháng histamin thế hệ II như cetirizine, levocetirizine ít gây buồn ngủ; thuốc desloratadine, fexofenadine, loratadine không gây buồn ngủ, ít tác dụng cholinergic và ít gây tương tác thuốc
- Dùng thuốc corticoid toàn thân: Dạng uống hoặc tiêm chỉ nên dùng trong những trường hợp nổi mày đay cấp, nặng, kèm phù thanh quản. Thuốc cũng có thể dùng trong một số trường hợp mày đay do viêm mạch, mày đay do chèn ép hoặc mày đay mạn tính không đáp ứng với các thuốc kháng histamin thông thường. Thuốc không nên dùng để điều trị mày đay mạn tính tự phát. Liều dùng là 30 – 60 mg, dùng 1 lần buổi sáng hoặc 2 lần sáng – chiều, giảm liều trong 2 tuần
- Dùng thuốc khác: Leukotriene, colchicine, epinephrine, dapson, doxepin,…
- Dùng ức chế miễn dịch, thay huyết tương, Immunoglobuline truyền tĩnh mạch (trong trường hợp nặng, kháng trị).
III. Tại sao hội chứng phù Quincke lại bị nhầm lẫn với bệnh mề đay?
Hội chứng phù Quincke khá khác với bệnh mề đay mặc dù hai căn bệnh này đều có nhiều điểm khá giống nhau ở nguyên nhân gây bệnh. Song các triệu chứng của hai căn bệnh này lại khác nhau. Hội chứng phù Quincke ít khi gây ra các cơn ngứa ngáy như mề đay, chủ yếu là các sưng phù ở các bộ phận kèm theo các cơn đau.
Xét về mức độ nghiêm trọng giữa khai bệnh lý trên thì hội chứng phù Quincke đạt ở mức nguy hiểm hơn bệnh mề đay mẩn ngứa. Bởi vì, hội chứng phù Quincke là một tình trạng nhiễm trùng và thường xảy ra ở vùng thượng vị. Ở một số đối tượng, hội chứng phù này có thể bị sưng đến mức cản trợ luồng khí ở khoang mũi, cản trở quá trình vận chuyển không khí gây tắc mũi và khó thở.
Với những thông tin vừa được chúng tôi chia sẻ trên có thể giúp ích được cho bạn đọc thêm những kiến thức về hội chứng Quincke và các triệu chứng của chúng. Tuy nhiên, những thông tin trên chưa thực sự đầy đủ về căn bệnh này. Những đối tượng đang gặp phải những biểu hiện của căn bệnh này nên tiến hành thăm khám để được bác sĩ đưa ra lời khuyên và phương pháp điều trị dứt điểm.
Mọi thắc mắc hay câu hỏi về da liễu bạn đọc có thể liên hệ với BS.CKII Trần Thị Thu Huyền hoặc Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp kịp thời!