VIÊM KHỚP HÁNG- NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Viêm khớp háng cũng là một loại tổn thương, viêm nhiễm ở vị trí khớp háng của người bệnh. Nó là kết quả của việc khớp ở háng bị thoái hóa khiến các cơn đau xuất hiện, sau đó nó có thể đau lan xuống đùi, chân hoặc vùng thắt lưng hông.Viêm khớp háng gây đau nhức khi đi lại, chức năng vận động bị suy giảm nghiêm trọng. Bệnh lý này do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan gây nên. Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp háng cần xác định đúng căn nguyên, mức độ nghiêm trọng của từng ca bệnh.Hãy cùng Tuệ Y Đường tìm hiểu qua vài viết sau:

Hình ảnh bệnh nhân đau do viêm khớp háng
Hình ảnh bệnh nhân đau do viêm khớp háng

Viêm khớp háng là gì? Dấu hiệu viêm khớp háng

Bệnh viêm khớp háng, đau khớp háng hiểu một cách đơn giản là vùng khớp háng bị sưng, viêm, tổn thương gây nên những cơn đau nhức kéo dài. Đau nhức có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và đau đớn hơn khi người bệnh đi lại.Tương tự như các dạng viêm khớp, viêm khớp háng cũng được chia thành: viêm khớp dạng thấp,viêm khớp nhiễm khuẩn, thoái hóa khớp háng và viêm khớp vẩy nến.Các triệu chứng của viêm khớp háng thường là các cơn đau ở vùng háng, đau khớp háng bên phải, đau hai bên. Tuy nhiên, tùy theo mức độ bệnh mà cơn đau có thể kéo dài, âm ỉ thậm chí là đau một cách đột ngột.

  • Khớp háng cứng, khó xoay trở: Đây là biểu hiện của bệnh nguyên nhân do thoái hóa hoặc cho cơ chế tự miễn của hệ miễn dịch. Cứng khớp thường xảy ra khi giữ nguyên tư thế quá lâu. Người bệnh cần xoa bóp một lúc mới có thể linh hoạt trở lại.
  • Sưng đỏ, nóng ran vùng khớp háng: Khi có biểu hiện khớp háng nóng ran, quan sát thấy sưng đỏ da có thể đây là một biểu hiện của viêm khớp háng ở người lớn. Triệu chứng này có thể là do vùng khớp kháng đã bị nhiễm trùng hoặc bị tổn thương do tác động mạnh từ bên ngoài. Thông thường, sưng đỏ sẽ kèm theo bầm tím.
  • Đau nhức khớp háng: Tình trạng đau nhức là không thể tránh khỏi, cũng là biểu hiện thường gặp nhất của chứng viêm khớp háng. Cơn đau sẽ nặng hơn, nhức hơn khi người bệnh đi lại hoặc vận động mạnh.
  • Khó khăn khi di chuyển: Bởi khớp háng trực tiếp bị tác động khi đi lại nên những người mắc viêm đau khớp háng sẽ rất ngại vận động di chuyển. Bất kỳ một thao tác nhỏ nào từ bước đi, xoay người hay đứng lên ngồi xuống đều có cảm giác gai, đau nhức, nhói ở vùng xương khớp háng. Những hoạt động mạnh hơn như chạy, nhảy khiến khớp xương càng bị tổn thương nặng. Một số trường hợp di chuyển còn phát ra tiếng động của vùng khớp cọ xát, đi khập khiễng và có dấu hiệu tràn dịch khớp.
Sụn khớp bị tổn thương trong bệnh viêm khớp háng
Sụn khớp bị tổn thương trong bệnh viêm khớp háng
  • Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp háng

    Khớp háng bị tổn thương gây viêm đau do những nguyên nhân điển hình sau đây:

    • Thoái hóa tự nhiên: Xương, khớp xương theo thời gian đều sẽ bị thoái hóa và suy yếu. Không chỉ khớp háng mà tất cả các xương khớp ở các bộ phận khác đều xảy ra tình trạng này. Sự thoái hóa khiến các mô sụn khớp bị xơ, ma sát vào nhau khi cử động gây ra phản ứng viêm, sưng đau. Thoái hóa khớp háng xảy ra ở những người có tuổi tác cao, bệnh sẽ diễn biến từ từ và dai dẳng.
    • Nhiễm trùng khớp: Nguyên nhân chủ yếu khiến khớp háng bị nhiễm trùng là do sự xâm nhập và tấn công của các vi khuẩn lậu cầu, liên cầu, phế cầu, vi trùng coli,… Những vi khuẩn, vi trùng này kích thích phản ứng viêm trong cơ thể trong đó có cả khớp háng. Sự xâm nhập của các loại vi khuẩn này có thể đến từ những can thiệp ngoại khoa vùng chậu, chấn thương, nhiễm trùng ngoài da,…
    • Chấn thương vùng chậu, háng: Chấn thương là nguyên nhân gây viêm khớp háng khá điển hình. Tuy không phải là một vùng dễ xảy ra chấn thương, nhưng một khi bị ảnh hưởng lại rất khó để hồi phục. Những tác động cơ học với lực mạnh từ bên ngoài có thể khiến mô mềm bị bầm tím, dây chằng giãn, sụn khớp bị nứt vỡ,…
    • Cơ chế tự miễn: Hệ miễn dịch có thể tự sinh ra những loại kháng thể để chống lại một số phản ứng viêm trong cơ thể. Những kháng thể này vô tình tấn công những mô, tế bào khỏe mạnh ở khớp háng và gây ra đau nhức. Những chứng viêm khớp háng do cơ chế tự miễn chủ yếu là viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến,…
    • Các nguyên nhân khác: Một vài nguyên nhân khác với tỉ lệ ít hơn cũng có thể gặp bao gồm: Viêm khớp háng do thừa cân béo phì, do ngồi quá lâu trong một tư thế liên tục, do suy giảm estrogen trong thai kỳ,…

    Thông thường, người bệnh mắc viêm khớp háng do cùng lúc nhiều yếu tố cùng tác động lên. Do vậy, các bác sĩ phải hết sức tỉ mỉ trong chẩn đoán đâu là nguyên nhân chính để có phác đồ điều trị viêm đau khớp phù hợp nhất.

Viêm khớp háng có chữa được không? Có nguy hiểm không?

Viêm khớp háng gây cản trở vận động là điều ai cũng có thể nhìn thấy. Tuy nhiên, có nhiều biến chứng khác trong cơ thể nghiêm trọng hơn nếu không tìm hiểu sẽ rất khó để biết được. Những biến chứng này sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh chính.

    • Gia tăng nguy cơ tàn tật vĩnh viễn: Sự ảnh hưởng của quá trình thoái hóa xương khớp có thể gây ra nhiều vấn đề hơn tưởng tượng. Điển hình là sự suy giảm chức năng vận động, gia tăng nguy cơ tàn tật, bại liệt vĩnh viễn. Những đối tượng mắc viêm khớp háng do chấn thương cũng có nguy cơ cao. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân lại chủ quan với chứng bệnh này.
    • Tổn thương nội tạng: Cơ chế tự miễn của hệ miễn dịch ngoài gây viêm đau khớp háng còn khiến da, thận và nhiều cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng. Dạng viêm đau khớp do cơ chế tự miễn nguy hiểm hơn rất nhiều so với dạng chấn thương. Bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng sức khỏe trực tiếp thậm chí là tử vong nếu không được phát hiện kịp thời. May mắn là cơ chế tự miễn gây bệnh tiến triển khá chậm nên có thể thể kiểm soát được.
    • Nhiễm trùng huyết, viêm cầu thận: Những biến chứng này xảy ra là do sự tấn công của các vi khuẩn. Không những gây nhiễm trùng khớp háng, các nhóm vi khuẩn này có thể lan rộng ra vùng chậu và lan lên ổ bụng. Trường hợp không được xử lý hoàn toàn, những nhóm vi khuẩn này sẽ tấn công vào các cơ quan khác như đường tiết niệu, thận, mạch máu,… Biến chứng nhiễm trùng huyết, viêm cầu thận có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
Nhiễm trùng huyết- biến chứng nguy hiểm trong viêm khớp háng
Nhiễm trùng huyết- biến chứng nguy hiểm trong viêm khớp háng

Phương án chẩn đoán viêm khớp háng

Do có nhiều nguyên nhân gây bệnh và mỗi bệnh nhân có mức độ tổn thương bệnh không giống nhau nên các bác sĩ phải tiến hành khá nhiều các kỹ thuật để chẩn đoán viêm khớp háng.

  • Bước 1: Khám lâm sàng thực thể

Bước đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành tìm hiểu về tiền sử bệnh lý cá nhân của người bệnh, kiểm tra các triệu chứng lâm sàng; quan sát bằng mắt thường, ấn bằng tay để kiểm tra những dấu hiệu bên ngoài vùng khớp háng.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng sẽ được yêu cầu thực hiện một số hoạt động để đánh giá chức năng vận động, khả năng chịu lực của khớp háng.

  • Bước 2: Xét nghiệm dịch khớp

Bước xét nghiệm dịch khớp sẽ giúp các bác sĩ nhận định được nhóm vi khuẩn gây viêm, mức độ đau nhức, viêm nhiễm khớp.

Xét nghiệm cũng giúp nhận định được viêm khớp háng là do nhiễm khuẩn hay cơ chế tự miễn gây ra. Những trường hợp xét nghiệm phát hiện nhiều kháng thể trong dịch khớp khả năng rất cao là do cơ chế tự miễn.

  • Bước 3: Xét nghiệm máu

Mục đích của xét nghiệm máu là để xác định nguyên nhân gây bệnh có phải do rối loạn tự miễn hay nhiễm trùng khuẩn gây ra hay không.

Những trường hợp nhiễm trùng khuẩn thường sẽ nhận được kết quả tăng số lượng bạch cầu trung tính, tăng tốc độ lắng máu. Hoặc trường hợp do cơ chế tự miễn sẽ tìm thấy kháng thể kháng nhân trong máu.

  • Bước 4: Sử dụng kỹ thuật hình ảnh

Kỹ thuật hình ảnh bao gồm chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI nhằm xác định những dấu hiệu do chấn thương gây nên xung quanh ổ khớp.

Những trường hợp người bệnh bị sưng viêm, ấn vào thấy đau thường sẽ được chẩn đoán bằng kỹ thuật hình ảnh để chính xác nhất. Dựa vào kết quả chẩn đoán, các bác sĩ sẽ có cơ sở chính xác để đưa ra phương án điều trị tốt nhất.

Phương pháp điều trị viêm khớp hãng

Dưới đây là những phương pháp phổ biến nhất đã và đang được áp dụng trong phác đồ điều trị bệnh viêm khớp háng

Điều trị bằng thuốc Tây y

Trả lời câu hỏi Viêm khớp háng uống thuốc gì? Thuốc Tây y là phương pháp phổ biến nhất, được nhiều người áp dụng nhất vì có hiệu quả nhanh, tiện lợi và dễ sử dụng.

Các loại thuốc này chủ yếu có tác dụng giảm viêm, giảm đau và ngăn chặn sự lan rộng của các nhóm vi khuẩn gây bệnh. Thuốc Tây y được chia thành nhiều nhóm khác nhau, phục vụ từng mục đích điều trị khác nhau:

  • Thuốc kháng sinh: bệnh nhân viêm khớp do nhiễm khuẩn được chỉ định dùng thuốc kháng sinh để ngăn chặn sự tăng sinh quá mức của vi khuẩn. Tuy nhiên, để xác định được chủng vi khuẩn nào đang gây bệnh, bác sĩ phải tiến hành xét nghiệm dịch khớp trước đó. Một số dòng kháng sinh phổ biến thường dùng: Gentamycin, Nafcillin, Ceftazidime, Oxacillin,…
  • Thuốc chống viêm Corticosteroid: Thuốc giảm viêm được dùng trong những trường hợp đau háng kèm theo sưng viêm. Corticosteroid có thể dùng ở dạng tiêm hoặc dạng uống dùng trong những trường hợp thực sự cần thiết. Thuốc có thể gây ra một vài phản ứng phụ ngoài ý muốn nên người bệnh chỉ nên dùng khi có chỉ định.
  • Thuốc giảm đau: Cơn đau nhức là nỗi ám ảnh của hầu hết các bệnh nhân xương khớp. Chính vì thế hầu như quá trình điều trị đều cần phải sử dụng đến thuốc giảm đau. Thuốc giảm đau giúp người bệnh chống lại cảm giác khó chịu ở vùng khớp háng một cách tạm thời. Có khá nhiều loại thuốc giảm đau từ liều nhẹ đến liều cao được dùng tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Nhóm thuốc DMARDs: Đây là những loại thuốc sử dụng nhằm cản trở quá trình thấp khớp, tổn thương sâu đến mô sụn. Loại thuốc này được sử dụng chủ yếu cho các bệnh nhân viêm khớp do rối loạn tự miễn gây ra.
  • Thuốc ngừa thoái hóa khớp: Cải thiện sự lão hóa tự nhiên của xương, thuốc có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, giúp xương chắc khỏe, dẻo dai và đàn hồi hơn. Loại thuốc này cần thời gian dài sử dụng để mang lại hiệu quả nhất định.
Tập luyện để điêu trị viêm khớp háng
Tập luyện để điêu trị viêm khớp háng

Thuốc Đông y chữa viêm khớp háng

Rất nhiều bệnh nhân ngại việc sử dụng thuốc Tây y vì lo lắng về tác dụng phụ và gây ảnh hưởng tới các bệnh lý mãn tính khác. Lúc này, thuốc Đông y là sự lựa chọn phù hợp nhất.

Thuốc Đông y điều trị bệnh tận gốc, đánh trực tiếp và cơ chế bệnh sinh, không gây tác dụng phụ và không tái phát bệnh. Một số bài thuốc được khuyên dùng:

  • Bài thuốc số 1: Cây lằng, thạch xương bồ, bồ công anh, kinh giới, trinh nữ, quế, rễ ngưu tất, đơn hoa, sơn cân thái, sắn dây, nam dương sâm, tất bái, cà gai leo.
  • Bài thuốc số 2: Thổ thục linh, ngưu sắt từ, cỏ mực, hy kiểm thảo, cỏ xước, ngải cứu.
  • Bài thuốc số 3: Độc hoạt, quế tăm, phòng phong, tần giao, đương quy, bách bội, bạch thược, sơn cúc cùng, thục địa, tế tân, chích thảo, tầm gửi dâu, ngọc ti bì, phục linh, đẳng sâm.

Phương pháp phẫu thuật

Chỉ những trường hợp bệnh quá nặng, có nguy cơ biến chứng cao hoặc khiến bệnh nhân hoàn toàn không cử động khớp xương háng được, mới chỉ định đến phương pháp phẫu thuật. Các bác sĩ hạn chế phẫu thuật bởi đây là phương pháp có thể xảy ra nhiều rủi ro và không chắc chắn được tỉ lệ thành công.

Thông thường, quá trình phẫu thuật sẽ tiến hành cắt bỏ các gai xương, mài ngắn các sụn khớp, dẫn mủ dịch khớp,… Những trường hợp nặng hơn cần tiến hành tháo khớp để loại bỏ ổ vi khuẩn viêm nhiễm. Thậm chí khi khớp xương bị tổn thương quá sâu sẽ cần thay thế khớp nhân tạo.

Bệnh nhân sau khi phẫu thuật sẽ có thể phục hồi được khả năng vận động nhưng vẫn cần kiêng kị rất nhiều. Những tái phát sau phẫu thuật sẽ càng khó điều trị hơn rất nhiều, do vậy các bệnh nhân nên thật sự cân nhắc với phương pháp này.

Các phương pháp chữa viêm khớp háng chuyên sâu cần được kết hợp với các bài tập nhẹ nhàng tại nhà và chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh. Người bệnh cần hiểu rõ về mức độ bệnh của mình và chủ động hơn trong điều trị và phòng ngừa tái phát.Mọi thắc mắc xin gửi về BS CKII Trần Thu Huyền hoặc Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp cụ thể nhất.

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *