Á sừng liên cầu là một chứng viêm da cơ địa mãn tính, thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và một số ít ở người lớn. Bệnh thường kéo dài dai dẳng, tái phát nhiều lần, gây nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ làn da và tâm lý, sức khỏe của người mắc phải, đặc biệt là trẻ nhỏ. Để hiểu rõ hơn và biết cách nhận biết, phân biệt, điều trị chứng bệnh này, bạn đọc hãy cùng Tuệ Y Đường tham khảo ngay bài viết bên dưới.
I. Á sừng liên cầu là gì?
Á sừng liên cầu là một dạng viêm da cơ địa lâu ngày, được nhận biết bởi các dấu hiện đặc trưng như chốc lở, bong tróc, thậm chí là hăm kẽ trên da. Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, đôi khi là ở người lớn. Đây là một thể của bệnh á sừng nói chung. Về cơ bản, trên da chúng ta luôn tồn tại sẵn một lượng vi khuẩn, điển hình nhất là tụ cầu và liên cầu. Chúng tập trung nhiều nhất ở những vùng da có nhiều lông, tích tụ nhiều bã nhờn và mồ hôi. Khi gặp các điều kiện thuận lợi, các loại vi khuẩn này sẽ tấn công và gây bệnh trên da. Triệu chứng bệnh á sừng liên cầu thường xuất hiện ở các vị trí như tay, chân hoặc da đầu… khiến da khô cứng, nứt nẻ, thậm chí là chảy máu. Đặc biệt, khi thời tiết khô hanh, các tổn thương da thường tiến triển nghiêm trọng hơn.
Theo BS.CKII Trần Thị Thu Huyền – Trưởng khoa khám bệnh tại Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường, cũng giống như các thể bệnh á sừng khác, á sừng liên cầu vốn là một bệnh da liễu lành tính, không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, bệnh có tái dai dẳng và dễ tái phát. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ biến chứng liên quan đến nhiễm trùng, biến dạng móng và khớp. Hơn nữa, đối tượng của bệnh á sừng liên cầu thường là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, bệnh nhân cần được phát hiện và điều trị đúng cách để tránh các biến chứng về sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
II. Dấu hiệu nhận biết bệnh á sừng liên cầu
Các triệu chứng bệnh á sừng liên cầu thường khá rõ ràng và dễ nhận biết, phân biệt. Những biểu hiện đặc trưng của bệnh có thể kể đến:
- Bong tróc: Các lớp sừng liên tục hình thành và xếp chống lên nhau sau đó bong tróc thành từng mảng da màu trắng, kích thước to nhỏ khác nhau
- Khô da: Các vùng da bị tổn thương sẽ bắt đầu trở nên sần sùi và dày sừng và khô cứng hơn các vùng da khác.
- Nứt nẻ, chảy máu da: Tình trạng này thường xảy ra nhiều hơn vào mùa đông, khi thời tiết lạnh, độ ẩm thấp hoặc khi người bệnh tiếp xúc với các hóa chất, chất tẩy rửa, xà phòng…
- Ngứa ngáy dữ dội: Tình trạng bong tróc da gây ngứa ngáy dữ dội kèm theo đau đớn và khó chịu. Việc này khiến người bệnh phải gãi nhiều, làm tăng nguy cơ khiến da bị trầy xước và tổn thương nghiêm trọng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, biến dạng da, móng.
- Xuất hiện mụn nước: Các mụn nước li ti như bệnh tổ đỉa thường xuất hiện sau khi người bệnh gãi quá nhiều do ngứa. Nguyên nhân của hiện tượng này là do vi khuẩn xâm nhập vào da trong quá trình cào gãi. Sự xuất hiện của các mụn nước khiến người bệnh càng cảm thấy ngứa ngáy dữ dội và cào gãi nhiều hơn, tạo thành 1 vòng luẩn quẩn. Tình trạng này kéo dài có thể khiến da bị biến dạng, mòng xù xì và lỗ chỗ.
- Mệt mỏi, khó chịu: Tình trạng ngứa ngáy, đau rát trên da có thể khiến người bệnh mất ngủ, không sinh hoạt bình thường được và gia tăng cảm giác mệt mỏi. Trẻ em mắc bệnh có thể quấy khóc, biếng ăn, gây suy dinh dưỡng…
III. Nguyên nhân gây bệnh là do đâu?
Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh á sừng liên cầu. Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm điều trị, các chuyên gia đã cảnh báo một số yếu tố có thể là nguyên nhân khiến bệnh bùng phát và nặng hơn. Đó là:
- Di truyền: Giống như các thể bệnh á sừng khác, á sừng liên cầu có thể di truyền qua nhiều đời. Nếu gia đình có ông bà, cha mẹ có tiền sử mắc bệnh á sừng thì khả năng mắc bệnh của trẻ rất cao, có thể lên tới 45%.
- Cơ địa: Á sừng liên cầu có thể gia tăng ở những người có tiền sử mắc các bệnh cơ địa như viêm da tiết bã, viêm da dị ứng, bệnh gan, thận…
- Thay đổi nội tiết: Có thể gặp ở những giai đoạn dậy thì, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh và mãn kinh…
- Dị nguyên: Thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc… có thể là nguyên nhân bùng phát bệnh á sừng.
- Hóa chất: Các loại hóa chất như chất tẩy rửa, hóa chất độc hại, đồ vật mạ kim loại, mỹ phẩm, nước hoa… cũng có thể trở thành tác nhân gây bệnh á sừng liên cầu. Ngoài ra, nhuộm tóc, dùng hóa chất tạo kiểu có thể gây nên bệnh á sừng liên cầu da đầu.
- Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Hầu hết những người bệnh bị á sừng liên cầu đều liên quan đến sự thiếu hụt các vitamin A,C,E… ảnh hưởng trực tiếp đến lớp sừng, suy yếu một số chức năng bảo vệ da.
- Thời tiết: thời tiết thay đổi đột ngột, nhiệt độ giảm sâu hoặc tăng cao có thể khiến da mất nước nhanh, nếu không cung cấp, chăm sóc kịp thời sẽ tạo cơ hội để bệnh á sừng phát triển.
IV. Á sừng liên cầu có lây? Có chữa khỏi được không?
Theo các chuyên gia, á sừng liên cầu không phải là một bệnh truyền nhiễm. Bệnh chủ yếu liên quan đến yếu tố di truyền (gen) và cơ địa. Do vậy, á sừng liên cầu không có khả năng lây nhiễm. Á sừng liên cầu có khả năng di truyền qua nhiều thế hệ. Đặc biệt, tỷ lệ di truyền giữa bố mẹ và con cái có thể lên tới 50%. Những người trong cùng một gia đình thường có tỷ lệ mắc cao hơn, ngoài do yếu tố di truyền, còn có thể do có chung một số đặc điểm về cơ địa và môi trường sống. Tuy không lây nhiễm nhưng á sừng liên cầu có thể lây lan nhanh chóng sang các vùng da lân cận nếu không được kiểm soát kịp thời và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh á sừng liên cầu, nhưng theo Bác sĩ Thu Huyền, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được can thiệp và điều trị kịp thời.
V. Chữa bệnh á sừng liên cầu thế nào?
Tùy vào nguyên nhân phát triển của bệnh, mức độ tổn thương và cơ địa mỗi người bác sĩ sẽ hướng dẫn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.
1. Chữa á sừng tại nhà bằng mẹo dân gian
Chữa á sừng liên cầu tại nhà bằng mẹo dân gian là phương pháp chữa đơn giản, tiết kiệm và cho hiệu quả tốt. Phương pháp này sử dụng nguyên liệu thiên nhiên nhằm ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu, kìm hãm sự phát triển lây lan và giúp người bệnh hạn chế phụ thuộc thuốc tân dược. Một số cách chữa thường dùng gồm:
- Chữa á sừng từ lá trầu không: Lá trầu có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, mang lại kết quả tích cực khi điều trị. Người bệnh có thể lấy lá trầu không đun nước để tắm, ngâm rửa vùng da bị tổn thương. Ngoài ra, cũng có thể giã nát lá trầu không rồi đắp lên vùng da bị á sừng để cái thiện triệu chứng.
- Điều trị á sừng liên cầu bằng tỏi: Bạn có thể giã nhuyễn tỏi lấy nước cốt và dùng tăm bông bôi lên vùng da bị bệnh. Hoặc cũng có thể ngâm tỏi với mật ong trong 7 – 10 ngày, sau đó lấy dịch mật ong này bôi lên vùng da bị á sừng.
- Sử dụng lá đinh lăng: Lá đinh lăng có công dụng làm sạch da, khử khuẩn, mang lại cảm giác dễ chịu. Người bệnh có thể dùng lá đinh lăng đun với nước sôi và một nắm lá huyết dụ. Lấy nước này tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị á sừng liên cầu mỗi ngày 1 – 2 lần.
- Dùng dầu dừa chữa á sừng liên cầu: Có thể dùng dầu dừa bôi nhẹ 1 vài lớp mỏng lên vùng da cần điều trị. Dầu dừa chứa nhiều dưỡng chất, cung cấp ẩm cho da đồng thời giảm ngứa ngáy, đau rát.
Khi áp dụng các bài thuốc dân gian trên trong điều trị á sừng liên cầu bạn cần lưu ý:
- Chỉ áp dụng với những trường hợp bệnh nhẹ, chưa có tổn thương hở (nứt nẻ, nhiễm trùng, chảy máu…)
- Hiệu quả của các bài thuốc còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Vậy nên nêu dùng trong 7 – 10 ngày mà triệu chứng không thuyên giảm, người bệnh nên dừng lại và đổi cách khác.
- Trường hợp bệnh á sừng liên cầu nặng hoặc mãn tính, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị bằng thuốc đặc hiệu.
- Thận trọng khi dùng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai
2. Thuốc chữa á sừng liên cầu
Thuốc tây y dùng trong điều trị á sừng liên cầu thường là các nhóm thuốc kháng sinh, kháng viêm, chống nấm kháng histamin, thuốc bổ, thuốc bạt sừng… dạng kem bôi, thuốc uống, thuốc tiêm… Một số nhóm thuốc thường dùng:
- Thuốc Acid salicylic: Là loại thuốc bôi ngoài da, có tác dụng bong sừng, bạt vảy, sát trùng, chống nhiễm khuẩn, hạn chế tình trạng nhiễm trùng ở vùng da bị á sừng.
- Thuốc chống viêm Corticoid: Dùng cả dạng bôi ngoài và uống để tăng cường tác dụng chống viêm, chống nhiễm trùng, giảm khô ngứa, nứt nẻ da. Dạng thuốc bôi thường dùng đơn độc hoặc kết hợp với các dược chất khác. Nhóm thuốc này gây nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là khi dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Thuốc kháng histamin: Fexofenadin, Loratadin và Cetirizin… sử dụng với mục đích làm giảm các triệu chứng dị ứng như ngứa, khô, nứt nẻ da…
- Kháng sinh, chống nấm: Dùng trong trường hợp có nhiễm khuẩn, nhiễm nấm ngoài da.
- Thuốc bổ, vitamin A, C: Các loại thuốc này có công dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng ngoài da, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.
Các nhóm thuốc tây y có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng bệnh á sừng liên cầu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, khi sử dụng thuốc Tây chữa bệnh á sừng liên cầu, người bệnh cần lưu ý:
- Không tự ý mua, sử dụng thuốc
- Không tự ý ngừng thuốc đột ngột hoặc đổi thuốc trong quá trình điều trị
- Tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Sử dụng thuốc bôi ngoài da cho trẻ sơ sinh cần đảm bảo đúng liều lượng, tránh gây nên hiện tượng quá liều, nguy hiểm đến sức khỏe. Bởi da trẻ nhỏ rất mỏng, thuốc dễ bị hấp thụ hoàn toàn vào máu và gây quá liều.
3. Điều trị bệnh á sừng bằng Đông y
Đông y cho rằng, bệnh á sừng liên cầu hay á sừng nói chung là một trong những căn bệnh da liễu mãn tính xuất phát từ cơ địa của mỗi người. Theo đó, để chữa dứt điểm bệnh cần chữa từ nguyên căn bệnh. Trong các ghi chép và nghiên cứu y học cổ truyền, nguyên nhân gây bệnh á sừng liên cầu được cho là do sự suy giảm chức năng điều hòa và thải độc của can, thận. Đây là 2 cơ quan đảm nhiệm các nhiệm vụ quan trọng trong việc điều hòa khí huyết, nuôi dưỡng và bảo vệ cơ thể. Khi độc tố không được thải ra, chúng sẽ tích tụ dưới da và kết hợp với phong hàn, ngoại tà từ bên ngoài, hình thành nên các triệu chứng khô ngứa, bong tróc, nứt nẻ… Theo đó, để chữa dứt điểm căn bệnh này, đầu tiên cần cung cấp các dưỡng chất cần thiết để bồi bổ, phục hồi các chức năng trong cơ thể người bệnh sau đó mới đến điều trị dứt điểm các triệu chứng.
Một số bài thuốc Đông y Tuệ Y Đường đã tổng hợp cho hiệu quả điều trị cao như sau:
- Bài thuốc uống: Bồ công anh, hạ khô thảo, kim ngân, rau má, kinh giới, trinh nữ, thổ phục linh, xích hồng, xạc sau mỗi loại từ 15g. Sắc với nước sạch, uống 1 lần/ngày.
- Bài thuốc uống: Ké đầu ngựa, hà thủ ô, bồ công anh, huyền sâm, hỏa ma nhân, mỗi loại 12g, đem sắc uống mỗi ngày một lần,
- Bài thuốc bôi: khô phàn(120g), xuyên tiêu (120g); cúc hoa dại (240g); Mang tiêu (500g)… đem nấu với nước, cô thành cao đặc sau đó đem bôi lên vùng da bị bệnh.
Các bài thuốc đông y có ưu điểm sử dụng nguồn dược liệu an toàn, nên ít gây tác dụng phụ cho cơ thể. Hiệu quả của thuốc đông y cũng được đánh giá cao nhờ trị dứt điểm bệnh, hạn chế nguy cơ tái phát. Tuy nhiên người bệnh cần kiên nhẫn thực hiện đều đặn mỗi ngày, trong một thời gian khá dài, mới có thể thu lại thành quả xứng đáng.
VI. Các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh á sừng liên cầu
Để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh và phòng ngừa những biến chứng, hạn chế nguy cơ tái phát á sừng liên cầu, bạn nên thực hiện một số biện pháp sau:
- Tránh cào gãi, dùng vật cứng chà xát lên vùng da bị tổn thương để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
- Cắt móng tay, móng chân sạch sẽ
- Luôn bảo vệ da, vệ sinh da sạch sẽ một ngày. Nên dùng sữa tắm, dầu gội chiết xuất tự nhiên, dịu nhẹ, không chứa chất tẩy hóa học.
- Dưỡng da thường xuyên, đặc biệt vào mùa đông để tránh da mất nước, gây khô, nứt nẻ
- Lựa chọn trang phục, giày dép phù hợp với thời tiết, đảm bảo thoáng mát, tránh mặc đồ bó sát.
- Nên sử dụng mỹ phẩm chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng, tránh sử dụng kem trộn.
- Uống nước thường xuyên mỗi ngày, nên uống 2 -3 lít nước/ngày.
- Sinh hoạt khoa học, ngủ nghỉ đúng giờ, hạn chế thức khuya
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Nên ăn những thực phẩm giàu vitamin, chất xơ để tăng sức đề kháng cho bản thân.
- Đảm bảo môi trường sống luôn sạch sẽ, thoáng mát, tránh xa các tác nhân ô nhiễm.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên tăng cường sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh.
- Hạn chế đến những nơi đông người, khu vực ô nhiễm
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như thú nuôi, xà phòng, thuốc tẩy…
Á sừng liên cầu là bệnh lý viêm nhiễm ngoài da mang tính cơ địa và di truyền. Bệnh tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh, nhưng gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt và cuộc sống, gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng, khiến người bệnh dễ mặc cảm và tự ti. Đặc biệt với trẻ nhỏ, đây là một bệnh lý không thể coi thường vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý bình thường của bé. Do đó, bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng.
Mọi thắc mắc hay câu hỏi về da liễu bạn đọc có thể liên hệ với BS.CKII Trần Thị Thu Huyền hoặc Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp kịp thời nhé!