Gai cột sông là những khối xương có chiều dài vài milimet, nhẵn và tròn ở đầu “mọc lên” ở các cạnh của đốt sống (thường xuất hiện ở mặt trước và mặt bên, hiếm khi có ở mặt sau) gọi là gai cột sống. Gai xương là kết quả nỗ lực của cơ thể nhằm sửa chữa và bù đắp những tổn thương mà xương, dây chằng và gân trong đốt sống đang phải gánh chịu.Gai cột sống chèn dây thần kinh là một trong những biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống. Tình trạng này nguy hiểm như thế nào và cách điều trị ra sao? Bài viết sau đây Phòng Khám Đông Y Tuệ Y Đường sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Nguyên nhân gây nên thoái hóa khớp
Bản chất của gai đốt sống là một vấn đề của thoái hóa xương khớp. Dựa trên việc phân tích hình ảnh chụp X-quang, người ta tổng kết được là hơn 80% những người trên 40 tuổi có dấu hiệu của gai cột sống (Theo EMedicine – Kho kiến thức y tế lâm sàng trực tuyến thuộc WebMD). Và những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng bất thường của xương tức những gai xương bao gồm:
Thoái hóa khớp
Gai đốt sống chủ yếu sinh ra từ thoái hóa khớp – Bệnh lý xương khớp phổ biến và vô cùng nguy hiểm. Đặc trưng của thoái hóa khớp là sự hao mòn bề mặt sụn làm gia tăng lực ma sát giữa hai đầu xương.
Việc cọ xát gây tổn thương xương cột sống và lúc này, cơ thể tự động kích hoạt cơ chế làm lành bằng cách sinh ra xương mới. Thế nhưng, phần xương mới gia tăng quá mức lại chính là mầm mống của gai xương.
Thoái hóa đĩa đệm
Tuổi tác sẽ gây ra hiện tượng mất nước của đĩa đệm (lớp nệm lót giữa các xương có chức năng giảm trọng lực và ma sát chuyển động). Đĩa đệm bị mất nước sẽ từ từ khô lại và suy giảm cả về chất lượng lẫn kích cỡ.
Đĩa đệm bị teo lại khiến cho xương cọ xát vào nhau. Lâu dần, xương cũng sẽ bị bào mòn và việc tăng sinh xương là điều không thể tránh khỏi.
Viêm khớp
Vì nằm giữa các đốt sống, thế nên khi khớp cột sống bị viêm, đĩa đệm không tránh được tổn hại. Và khi đĩa đệm bị hư hại, áp lực sẽ dồn ép lên sụn khớp. Theo thời gian, cấu trúc sụn bị phá vỡ làm giảm độ vững chắc và thế cân bằng của cột sống. Để giải quyết vấn đề này, cơ thể tự động bật cơ chế “đẻ thêm xương” bao quanh các mặt đốt sống để ổn định cột sống.
2. Dấu hiệu nhận biết gai cột sống chèn dây thần kinh
Bệnh gai cột sống có thể gây nên áp lực ở các mô sụn, xương, đĩa đệm và các dây thần kinh. Đây là tình trạng này phổ biến ở độ tuổi 40 – 50 và có thể liên quan đến các chấn thương, thoái hóa xương khớp và bệnh cột sống khác.
Một số dấu hiệu triệu chứng của gai cột sống chèn dây thần kinh bao gồm:
- Bệnh nhân bị rối loạn tuần hoàn máu não, ù tai, suy giảm thị lực và thính lực do quá trình lưu thông máu đến não bị gián đoạn.
- Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khó giữ thăng bằng và chỉ số huyết áp không ổn định.
- Đau mỏi vai gáy, tê mỏi cánh tay và hạn chế vận động ở vùng này.
- Đau âm ỉ từ thắt lưng xuống bàn chân, tê chân, yếu cơ.
- Rối loạn hệ tiết niệu, đại tiểu tiện mất tự chủ.
3. Gai cột sống chèn dây thần kinh có nguy hiểm không?
Gai cột sống chèn dây thần kinh là một triệu chứng xuất hiện khi bệnh thoái hoá đã chuyển sang giai đoạn nặng. Lúc này, các dây thần kinh bị chèn ép, tín hiệu dẫn truyền bị rối loạn, từ đó ảnh hưởng đến khu vực dây thần kinh chi phối.
Đây là một biến chứng tương đối nguy hiểm, tùy theo vị trí dây thần kinh bị gai xương chèn ép mà người bệnh sẽ gặp các biến chứng khác nhau.
4. Bị gai cột sống phải làm gì?
Các phương pháp điều trị tình trạng gai cột sống chèn dây thần kinh phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Thông thường các bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh áp dụng một số biện pháp phổ biến như:
Dành thời gian nghỉ ngơi
Cơ thể có thể tự phục hồi chức năng của các dây thần kinh khi người bệnh ngủ và thư giãn. Do vậy, bác sĩ thường đề nghị bệnh nhân dành nhiều thời gian nghỉ ngơi tại nhà để giảm đau và cải thiện các triệu chứng.
Việc lao động quá sức, stress kéo dài không chỉ khiến các sụn khớp bị tổn thương mà còn khiến tình trạng bệnh ngày một nặng hơn. Vì vậy người bệnh hãy dành nhiều thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi.
Điều chỉnh các tư thế vận động
Những tư thế sai sẽ khiến các triệu chứng của tình trạng chèn ép dây thần kinh ngày một trầm trọng hơn. Việc thay đổi tư thế không lành mạnh là yếu tố quan trọng giúp giảm đau các dây thần kinh.
Người bệnh có thể sử dụng thêm các dụng cụ hỗ trợ như ghế, đệm, đai lưng, đai cổ để giảm bớt áp lực cho cột sống và phục hồi các dây thần kinh hiệu quả.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Ngoài việc điều chỉnh các tư thế sao cho đúng thì bệnh nhân bị gai cột sống chèn ép dây thần kinh cần thiết lập một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất. Đây là yếu tố quan trọng, giúp đảm bảo hệ thống thần kinh và xương khớp luôn có đủ dưỡng chất để hình thành những tế bào mới và ngăn chặn sự suy yếu xảy ra.
Đặc biệt thực đơn của người bệnh phải có đủ canxi, kẽm, magie, photpho và các loại vitamin cần thiết để tăng cường cấu trúc xương khớp. Các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân nên tăng cường hàu, bông cải xanh, cải chíp, các loại hải sản như tôm, cá hồi, sữa, trứng,…vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Vật lý trị liệu
Các biện pháp vật lý trị liệu có thể giúp người bệnh thư giãn và làm giảm các cơn đau thể chất. Vận động nhẹ nhàng, tập luyện các bài tập tăng cường và thực hiện vật lý trị liệu theo hướng dẫn của chuyên gia có thể làm giảm áp lực lên các dây thần kinh, hỗ trợ giảm đau.
Một số biện pháp trị liệu thông thường có thể kể đến như: massage, châm cứu, điện trị liệu, laser,… Người bệnh nên áp dụng song song phác đồ điều trị chuyên khoa với các biện pháp vật lý trị liệu để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng thuốc giảm đau
Các loại thuốc giảm đau, chống viêm phổ biến bao gồm Ibuprofen, Aspirin và Naproxen có thể được chỉ định để điều trị các cơn đau tức thời cho bệnh nhân.
Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau opioids hoặc corticosteroid đường uống cho những trường hợp đau nghiêm trọng. Nếu các triệu chứng không được cải thiện, tiêm corticosteroid sẽ là biện pháp điều trị nội khoa cuối cùng để giảm các cơn đau và tình trạng sưng viêm.
Bệnh nhân nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm trong thời gian dài có thể gây rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày hoặc gây một áp lực lớn lên chức năng gan, thận.
Can thiệp ngoại khoa
Phẫu thuật thường được chỉ định sau 6 – 12 tuần điều trị bảo tồn mà không đem lại kết quả như mong muốn. Bác sĩ cũng có thể đề nghị phẫu thuật nếu dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng gây ảnh hưởng hoặc suy giảm năng thần kinh dù được điều trị bảo tồn chức năng.
Phẫu thuật gai cột sống có thể giải phóng các dây thần kinh khỏi áp lực, từ đó giúp ngăn ngừa các cơn đau. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ loại bỏ các gai xương hoặc một phần của đĩa đệm bị thoát vị. Trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ được tiến hành hợp nhất một phần của cột sống lại với nhau để tăng tính ổn định và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Tương tự như các phẫu thuật khác, phẫu thuật gai cột sống chèn dây thần kinh có thể dẫn đến các rủi ro như nhiễm trùng vết mổ, xuất huyết hoặc các biến chứng liên quan đến gây mê và gây tê. Ngoài ra, trong quá trình hậu phẫu, một số bệnh nhân có thể gặp các biến chứng xương khớp khác như thoát vị đĩa đệm, lão hoá cột sống,…
Tình trạng gai cột sống chèn dây thần kinh có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời. Mọi câu hỏi thắc mắc về bệnh gai cột sống có thể gửi đến Bác Sĩ CKII Trần Thu Huyền hoặc Phòng Khám Đông Y Tuệ Y Đường để được giải đáp cụ thể nhất. Chúc quý vị thật nhiều sức khỏe