Nhận được sự đón nhận nhiệt tình từ bạn đọc với chuyên mục “Hỏi đáp cùng chuyên gia”, Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường xin tiếp nối với phần 2 – hỏi đáp bệnh lý Xương khớp. Bệnh Xương khớp là một trong những vấn đề được quan tâm khá lớn hiện nay bởi có liên quan trực tiếp đến năng suất làm việc cũng như chất lượng cuộc sống. Cùng tìm hiểu những thắc mắc và những kiến thức bổ ích qua bài viết dưới đây nhé!
Quang Đạt (35 tuổi, Ninh Bình) : Tôi có thói quen nếu cổ bị mỏi ( do lái xe đường dài, ngồi làm việc lâu với máy tính hay xem ti vi không đúng tư thế) thì sẽ bẻ, xoay khớp cổ kêu “răng rắc” vài lần, nó mang lại cảm giác rất thoải mái và dễ chịu. Tuy nhiên bạn bè tôi nói đó là thói quen không tốt với xương khớp về sau. Xin Phòng Khám cho tôi lời giải đáp!
Tôi xin cảm ơn.
Trả lời: Cảm ơn anh Đạt đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho Phòng Khám Tuệ Y Đường.
Thói quen bẻ khớp là một thói quen rất thường gặp khi ta thấy mỏi, bất kể là khớp tay, khớp cổ hay khớp lưng, cứ thấy mỏi thì bẻ, thậm chí nhiều người lại có phần thích thú, khoái chí khi tiếng kêu răng rắc càng to.
Tuy nhiên, những thao tác vặn, bẻ khớp (cổ, lưng, tay, vai) có ảnh hưởng khá tiêu cực đến các khớp như khớp phì đại ( đốt ngón sẽ bị to với những người hay bẻ khớp ngón tay), giảm sức cầm nắm (bàn tay) và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại khác.
Do mỗi khớp chỉ chịu được một lực nhất định. Nắn, bẻ khớp làm khớp hoạt động nhiều, gây lực ép lớn lên khớp khiến khớp bị tổn thương. Điểm nối giữa hai khớp có dây chằng, chất hoạt dịch lỏng, gân… Khi bẻ vặn khớp làm gân, dây chằng giãn ra hết mức và gây tổn thương cấp tính như bong gân, trật khớp, thậm chí giãn hoặc rách dây chằng. Chưa kể, do sụn bị bào mòn và không có khả năng hồi phục, gai xương sẽ mọc ra tấn công vào mô gây đau nhức khớp. Nếu tuổi càng lớn, gân, sụn, dây chằng kém linh động và dễ tổn thương hơn nên việc vặn bẻ khớp sẽ làm tốc độ thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.
Xin thông tin đến anh. Tuệ Y Đường chúc anh sức khỏe!
Vũ Sơn (50 tuổi, Hà Nội): Xin chào các bác sĩ, tôi được chẩn đoán là gai cột sống L3-S2 1 năm nay. Trước đó tôi thường xuyên đi bộ rèn luyện thể lưc. Tuy nhiên hiện tại, mỗi khi vận động tôi thấy cơn đau nhiều hơn. Xin hỏi với bệnh tình như vậy tôi có thể tiếp tục đi bộ được nữa không? Nếu có thì tôi nên luyện tập như thế nào?
Xin cảm ơn!
Trả lời: Cảm ơn bác Sơn đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho Phòng Khám Tuệ Y Đường.
Theo các chuyên gia đầu ngành xương khớp, những người bị gai cột sống hoàn toàn có thể đi bộ được, cũng như tập được một số môn thể dục thể thao nhẹ nhàng khác như yoga, bơi lội, đi xe đạp…Đi bộ đều đặn, thường xuyên giúp cải thiện được tình trạng bệnh, tăng cường sự đàn hồi và dẻo dai của xương khớp từ đó cũng nâng cao được sức khỏe toàn diện.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất người bệnh cần tuân theo các nguyên tắc dưới đây:
- Cần khởi động trước khi đi bộ bằng việc làm nóng tại chỗ với những động tác nhẹ nhàng.
- Mới bắt đầu đi bộ thì đi nhẹ nhàng khoảng 15 phút, đi với tốc độ chậm, sau đó mới đi nhanh hơn, bước đi dứt khoát.
- Cần đi đúng tư thế, đầu thẳng và hướng về phía trước, thẳng lưng, vai, cánh tay thả lỏng, đánh tay tự nhiên, nhịp nhàng, kết hợp với hít thở đều đặn, nhẹ nhàng. Hít bằng mũi và dùng miệng thở ra để giữ được nhịp thở đều đặn giúp cơ thể không bị mất sức khi đi bộ.
- Đi bộ thường xuyên, mỗi ngày đi bộ khoảng 30 phút, có thể đi bộ lâu hơn nếu có thời gian nhưng cần phù hợp với sức khỏe, không được quá sức.
- Đi giày thể thao vừa chân, không nên đi giày quá rộng và không đi dép lê.
- Mặc quần áo thoải mái, khỏe khoắn, tránh mặc quần áo bó sát, đầu tóc gọn gàng.
- Một vài ngày đầu khi mới đi bộ chân có thể bị nhức mỏi, sau đó, cảm giác này sẽ biến mất. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau nhức chân kéo dài thì có thể bạn bị bàn chân dẹt. Khi đó, hãy đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị, cũng như lời khuyên có nên tiếp tục đi bộ không và cách đi bộ như thế nào để không bị đau chân.
Xin thông tin đến bác. Tuệ Y Đường chúc bác sức khỏe!
Minh Tuấn (55 tuổi, Nghệ An): Chào bác sĩ, dạo gần đây tôi thấy đau lưng, vận động cúi ngửa khá khó khăn. Vài người bảo khả năng tôi bị thoát vi đĩa đệm. Xin hỏi bác sĩ, làm thế nào để nhận biết được mình bị thoát vị đĩa đệm?
Tôi xin cảm ơn!
Trả lời: Cảm ơn bác Tuấn đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho Phòng Khám Tuệ Y Đường.
Đau do thoát vị đĩa đệm sẽ rất khác nhau phụ thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương của đĩa đệm, nó thường đặc thù bởi cảm giác đau ở một bên của cơ thể.
Nếu tổn thương nhỏ thì đau có thể không cảm nhận được. Nếu đĩa bị vỡ, cảm giác đau rất dữ dội và không ngừng. Đau có thể lan ra chân theo đường chi phối của thần kinh bị chèn ép. Thoát vị đĩa đệm có thể thể hiện với một loạt các triệu chứng, bao gồm:
- Đau âm ỉ đến đau dữ dội.
- Tê, ngứa, rát bỏng.
- Yếu cơ, co cứng, phản xạ thay đổi.
- Mất đi tiểu hoặc kiểm soát bàng quang (Lưu ý: Triệu chứng này là một cấp cứu Ngoại khoa. Nếu chúng xảy ra, hãy tìm đến sự chăm sóc y tế ngay lập tức).
Và để chẩn đoán được chính xác nhất thì bác nên làm các xét nghiệm cận lâm sàng như : CT-scanner, MRI,..
Xin thông tin đến bác. Tuệ Y Đường chúc bác sức khỏe!
Mời bạn đọc tiếp tục gửi những câu hỏi, thắc mắc về website hoặc fanpage Phòng Khám đông y Tuệ Y Đường để được giải thích, tư vấn và thu nhận được những kiến thức đúng đắn và bổ ích hơn về các bệnh lý cơ – xương – khớp.
Tuệ Y Đường chúc bạn đọc sức khỏe!
Hotline: 078 950 2555