KINH NGUYỆT ÍT VÀ NGẮN NGÀY PHẢI LÀM SAO?

Kinh nguyệt ở phụ nữ như thước đo phản ánh sức khỏe sinh sản và sức khỏe phụ khoa của người phụ nữ. Kinh nguyệt ra nhiều hay kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày luôn khiến chị em lo lắng vì đây đều là những biểu hiện bất thường của cơ thể. Vậy khi kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày là tình trạng gì, làm cách nào để xử lý?

Kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày là triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra cho bất kỳ chị em phụ nữ nào. Nếu bạn không sớm chữa trị, để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sinh sản về sau.

Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu vấn đề này. Bài viết được tham vấn bởi BS CKII Trần Thị Thu Huyền, trưởng khoa khám bệnh phòng khám Tuệ Y Đường

Kinh nguyệt ít và ngắn ngày có nguy hiểm không?
Kinh nguyệt ít và ngắn ngày có nguy hiểm không?

Chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn là gì?

Trong cơ thể người phụ nữ, khi trứng rụng nhưng không được thụ tinh sẽ bị thoái hóa, lớp niêm mạc tử cung dày lên trước đó cũng bong tróc ra, từ từ được đào thải qua âm đạo cùng máu và dịch nhầy, đó chính là hiện tượng kinh nguyệt.

Kinh nguyệt diễn ra theo chu kỳ tháng, độ dài chu kỳ mỗi người là khác nhau, có thể dao động từ 21 – 35 ngày. Mỗi kỳ kinh nguyệt thường kéo dài trong thời gian từ 3 – 7 ngày, trong đó hai ngày đầu tiên sẽ ra nhiều máu nhất, sau đó giảm dần rồi kết thúc. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau mà kinh nguyệt của bạn có thể thay đổi theo thời gian.

Khi chuẩn bị có kinh, hoặc trong thời gian hành kinh, phụ nữ thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và khá bất tiện trong sinh hoạt. Chu kỳ kinh nguyệt ra ít máu hơn bình thường thường không gây lo lắng dù đây là một trong những biểu hiện của tình trạng rối loạn kinh nguyệt (máu kinh giảm đột ngột, chỉ bằng một nửa hoặc một phần ba của chu kỳ kinh bình thường, thời gian hành kinh diễn ra ngắn hơn…).

Chúng ta đều biết, lượng kinh nguyệt thường thay đổi theo từng tháng, trong đó một số tháng tự nhiên ra máu kinh ít hơn những tháng khác. Trong một số trường hợp, thời kỳ kinh nguyệt ra ít máu có thể cho thấy có thai hoặc một tình trạng liên quan đến hormone. Cũng có người nghĩ rằng họ đang có kỳ kinh nguyệt ít nhưng thực tế là đang tiết dịch có lẫn máu.

Dù hiện tượng kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày chị em không cần quá lo lắng nhưng nếu tình trạng này kéo dài nhiều tháng kèm theo một số biểu hiện bất thường khác thì tốt nhất là đến khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị.

Bạn đọc có vấn đề về phụ liễu có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!

Chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn
Chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn

Các triệu chứng của chu kỳ kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày

Thông thường, một phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt có thể mất trung bình khoảng 50 – 80ml máu. Tuy nhiên, mỗi cơ thể sẽ có sự khác nhau nên chị em cần lưu ý nếu kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày hơn bình thường. Chị em có thể dùng cốc kinh nguyệt để đo lượng máu kinh mất mỗi tháng.

Dưới đây là một số triệu chứng của chu kỳ kinh nguyệt ra máu ít: 

  • Thời gian hành kinh ngắn hơn bình thường (so sánh với chu kỳ kinh bình thường của chính bản thân);
  • Băng vệ sinh thay ít hơn bình thường;
  • Không có dòng chảy nhiều như thường lệ trong 1 – 2 ngày đầu tiên nhưng có dòng chảy nhẹ, đều đặn;
  • Chảy máu giống như lấm tấm trong vài ngày thay vì chảy đều.

Ở một số người, tình trạng kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày cũng có thể làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt , điển hình như bớt đau lưng, giảm co thắt tử cung hoặc thay đổi tâm trạng….

Băng vệ sinh thay ít hơn bình thường là biểu hiện của tình trạng kinh nguyệt ít
Băng vệ sinh thay ít hơn bình thường là biểu hiện của tình trạng kinh nguyệt ít

Đón đọc: ĐAU BỤNG KINH – XOA DỊU CƠN ĐAU

Nguyên nhân của chu kỳ kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày

Dưới đây là những yếu tố gây ảnh hưởng đến lượng máu kinh ra ít hơn bình thường:

  • Tuổi tác: Chu kỳ kinh nguyệt thường sẽ thay đổi trong suốt cuộc đời người phụ nữ, thường ngắn hơn và có thể chỉ ra ít máu ở thời kỳ đầu. Khi bước vào độ tuổi từ 20 – 30 tuổi, chu kì kinh sẽ trở nên thường xuyên hơn.
  • Đặc biệt là vào cuối độ tuổi 30 và 40, chu kỳ kinh có thể phát triển nhiều hơn và thời gian ngắn hơn. Nhiều phụ nữ thậm chí có thể trải qua nhiều tháng không có kinh, và có kinh muộn hơn. Sau đó, chu kì thường trở nên ít hơn và không đều hơn trong thời kỳ tiền mãn kinh
  • Không rụng trứng: Tình trạng rối loạn kinh ở phụ nữ, cụ thể là chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc ít hơn bình thường có thể là do cơ thể của họ không phóng thích trứng (rụng trứng). 
  • Thiếu cân: Khi phụ nữ thiếu cân sẽ có thể nhận thấy kinh  rất ít hoặc ngừng hẳn. Đó là kết quả của việc chất béo trong cơ thể giảm xuống quá thấp khiến họ không rụng trứng thường xuyên.
  • Tập thể dục quá sức: Tập thể dục tốt cho sức khỏe nhưng nếu chị em phụ nữ tập thể dục quá sức sẽ tác dụng ngược, làm thay đổi kinh nguyệt, chẳng hạn như thời gian hành kinh bị thay đổi như chu kỳ ngắn hoặc mất kinh tạm thời.
  • Thai kỳ: Hiện tượng kinh nguyệt ở phụ nữ sẽ ngừng hoàn toàn khi mang thai. Tuy nhiên, nhiều chị em có thể bị nhầm lẫn tình trạng chảy máu do cấy ghép trong thời gian ngắn. Chảy máu khi phôi thai làm tổ là dấu hiệu sớm của việc mang thai, tình trạng này thường chỉ kéo dài tối đa trong vòng hai ngày.
  • Cho con bú: Kinh nguyệt ở mẹ bỉm chưa thể trở lại ngay sau khi sinh nếu đang cho con bú do hormone sản xuất sữa ngăn cản quá trình rụng trứng và khiến chu kì kinh chậm lại. Vài tháng sau khi sinh thì bạn có thể có kinh trở lại. Lưu ý là bạn vẫn có khả năng thụ thai tự nhiên khi đang cho con bú, ngay cả khi kinh nguyệt chưa trở lại. Đó là bởi vì bạn sẽ rụng trứng hai tuần trước kỳ kinh đầu tiên sau khi sinh. Do đó, bạn cần có biện pháp tránh thai an toàn để tránh mang thai ngoài ý muốn. 
  • Stress: Tinh thần mệt mỏi, căng thẳng, stress sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố của cơ thể, gây gián đoạn chu kỳ trong thời gian tạm thời. Tuy nhiên, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường khi căng thẳng được giải toả.
  • Kiểm soát sinh sản: Nếu dùng thuốc ngừa thai, nhiều chị em có thể nhận thấy kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày hơn. Nguyên nhân là do liều lượng hormone trong thuốc tránh thai thấp và không kích thích tử cung hình thành lớp niêm mạc dày. Điều này cũng có thể xảy ra ở những người sử dụng vòng tránh thai nội tiết tố, que cấy tránh thai hoặc tiêm thuốc, vì chúng làm mỏng niêm mạc tử cung. 
  • Rối loạn ăn uống: Chế độ ăn uống không lành mạnh, chán ăn tâm thần, ăn vô độ là các dạng rối loạn ăn uống có thể gây ra kinh nguyệt không đều vì làm thay đổi các hormone điều hòa kinh nguyệt.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Nếu bạn bị kinh nguyệt không đều hoặc đã ngừng kinh, đó có thể là kết quả của hội chứng buồng trứng đa nang. Điều này gây ra sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khiến trứng ngừng trưởng thành.
  • Tình trạng y tế nghiêm trọng: Kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày còn có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn. Bởi bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể cũng là tấm gương phản chiếu sức khỏe của chính bản thân. 
Stress quá độ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ít kinh nguyệt
Stress quá độ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ít kinh nguyệt

U xơ tử cung – U nang buồng trứng: Phân biệt, tính chất và điều trị

Kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày khi nào cần gặp bác sĩ?

Chu kỳ kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày thường không quá đáng ngại. Nhưng nếu chị em thường xuyên có kinh ít hoặc bắt đầu bỏ kinh hoàn toàn thì cần nói chuyện với bác sĩ. Bên cạnh đó, nếu chu kỳ kinh trùng hợp với đau vùng chậu, bạn càng nên đi khám bác sĩ sớm.

Dưới đây là một số tình trạng bạn cần đến gặp bác sĩ:

  • Bỏ lỡ ba kỳ kinh liên tiếp và không có thai;
  • Bạn nghĩ rằng bạn có thể đang mang thai;
  • Có kinh nguyệt không đều;
  • Bị chảy máu giữa các kỳ kinh;
  • Cảm thấy đau trong chu kỳ kinh.

Tóm lại, kinh nguyệt ra nhiều hay KN ra ít và ngắn ngày có thể là biểu hiện bất thường của cơ thể, cần đến thăm khám nếu tần suất mắc phải nhiều. 

Đông y điều trị kinh ngắn ngày

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của chị em. Theo đông y, nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều là do huyết nhiệt, hư nhiệt, khí hư, ứ huyết, huyết hư, can thận âm huyết hư nhược, khí huyết hư nhược…

Do đó, đông y chữa rối loạn kinh nguyệt ngày càng được chú trọng bởi phương pháp điều trị này sẽ hỗ trợ điều trị tắc nghẽn, rối loạn máu và phục hồi chức năng của gan, lá lách, thận, v.v. Từ đó giúp điều hòa kinh nguyệt và ngăn ngừa bệnh tái phát.

  • Bài thuốc này có tác dụng dưỡng ẩm, chữa huyết nhiệt, huyết hư, giúp ổn định khí huyết, trị đầy hơi. Thường được dùng cho các trường hợp rối loạn kinh nguyệt do huyết nhiệt có các triệu chứng: kinh sớm, kinh ra nhiều, máu kinh sẫm màu, có khi có cục tanh.
  • Đây là cách chữa chứng âm đạo bị tổn thương do nhiệt, các biểu hiện: hành kinh sớm, máu kinh ít, màu kinh đỏ, không có cục máu đông. Đặc biệt thích hợp cho phụ nữ rối loạn giấc ngủ, trằn trọc, nóng mặt, khô lưỡi, đau miệng. Nguyên liệu gồm: 40g sinh địa, 12g a giao, 40g huyền sâm, 12g địa cốt bì, 20g bạch thược, 20g mạch môn. Sắc uống mỗi ngày một thang, uống liên tục 5 – 10 thang để điều hòa kinh nguyệt.
  • Bài thuốc giúp lưu thông khí huyết chữa khí hư, điều hòa lượng máu trong ngày kinh và màu sắc của kinh nguyệt. Bài thuốc dưới đây phù hợp với người bị chứng hư hàn, khí huyết không lưu thông, kinh nguyệt ra ít, màu sắc kinh nhợt nhạt hoặc những người thể hàn, đau bụng, cơ thể sợ lạnh, môi nhợt nhạt….
Vị thuốc ích mẫu có tác dụng rất tốt trong việc điều trị kinh nguyệt ít
Vị thuốc ích mẫu có tác dụng rất tốt trong việc điều trị kinh nguyệt ít

Thành phần bao gồm: 12g thục địa, 8g xương hồ, 10g xuyên khung, 12g đảng sâm, 8g can khương, 10g hà thủ ô, ngải cứu 12g. Mỗi ngày sắc và uống thay nước, uống liên tục từ 5 – 10 thang cho đến khi kinh nguyệt hoàn toàn ổn định

  • Do chứng tỳ khí hư làm ảnh hưởng đến việc lưu thông khí huyết trong cơ thể bài thuốc dưới đây dùng để điều trị các triệu chứng trên. Ngoài ra đối với những người hay mệt mỏi, mau kinh, máu kinh nhạt màu thì bài thuốc này cũng là một bài thuốc đáng để thử. Thành phần bao gồm 20g hoàng kỳ, 4g chích thảo, 4 – 6g thăng ma, 12g đẳng sâm, 12g đương quy, 6 – 10g sài hồ, 12g bạch truật, 4 – 6g trần bì. Sắc uống như uống nước mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc.
  • Dân gian có câu truyền miệng từ xưa rằng “nhân trần ích mẫu đi đâu – để cho gái đẻ đớn đau thế này”, câu này muốn nói đến tác dụng của ích mẫu đối với sức khỏe sinh sản của các chị em. Ngoài ra, cây này còn có tên gọi khác là sung úy, ích minh, làm ngài… cây dễ sống trong môi trường tự nhiên, thậm chí mọc hoang khắp nơi, tuy bình dân nhưng có tác dụng rất nhiều trong việc điều kinh.

Ích mẫu có vị cay, tính mát đi vào tâm, can, tỳ phế giúp cơ thể lưu thông khí huyết và tăng quá trình tạo máu. Khi kỳ kinh ngắn, kinh ít, đau bụng sử dụng 20g thân và lá cây sắc uống khi kết thúc kì kinh 14 ngày, sử dụng liên tục trong vòng 10 ngày để thấy hiệu quả. Nếu mất kinh, bế kinh thì dùng 30g đậu đen, 30g ích mẫu thảo, đường đỏ 30g. Hỗn hợp này cần được đun sôi kĩ để các thành phần này được nhừ ra, sau đó hoà thêm chút rượu để uống.

Trong trường hợp kinh ra không đều thì sử dụng ích mẫu thảo nấu cùng 10g hồng hoa, 10g sài hồ cùng 2 quả trứng gà rồi đem nấu. Khi thuốc đã chín thì đập thêm 2 quả trứng vào thêm chút gia vị và đun đến khi chín chia làm 2 lần sử dụng trong ngày. Thành phần của bài thuốc bao gồm: sinh địa, hoàng cầm, xích thược, bạch môn đông mỗi loại 12g, đan bì 2g, 10g thạch hộc, bạch linh 2g. Sắc thuốc trước kỳ kinh 7 ngày để sử dụng từ khi đó đến khi hành

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *