NẤM DA – NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU DO ĐÂU

Nấm da là bệnh da liễu rất dễ gặp khi bệnh nhân tiếp xúc với chó, mèo, trong đó thường gặp nhất là bệnh da do nấm sợi (dermatophytosis), nhất là ở những vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thuận lợi cho các chủng nấm phát triển.

Hiện rất nhiều người thích nuôi thú cưng nhưng phổ biến nhất là chó, mèo, chim, chuột… Tuy vậy, nếu không thận trọng chúng có thể mang những mầm bệnh gây nấm da do thú cưng lây truyền cho những người sống chung.

Ngày hôm nay, mời bạn đọc cùng tìm hiểu căn bệnh nấm da do lây nhiễm từ chó mèo do bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Thu Huyền – Trưởng khoa khám bệnh phòng khám Đông y Tuệ Y Đường chia sẻ về chủ đề này.

Nấm da - Nguyên nhân chủ yếu gây nấm da là do đâu?
Nấm da – Nguyên nhân chủ yếu gây nấm da là do đâu?

1. Biểu hiện khi nhiễm nấm từ chó, mèo

Theo bác sĩ Huyền, tại phòng khám đông y Tuệ Y Đường tiếp nhận nhiều bệnh nhân đến khám khi da xuất hiện các mảng hồng ban, tróc vảy, đường kính khoảng 4-5 mm, đôi khi đến hơn 10 mm, nằm rải rác hai cánh tay, cẳng chân và đùi, có khi ở ngực hoặc rải rác nhiều nơi trên cơ thể, ngứa nhiều. Qua khai thác thông tin kèm xét nghiệm đều ghi nhận nhiễm nấm da do tiếp xúc với chó, mèo.

Nếu có tiếp xúc với vật nuôi chó, mèo hoặc nhà có nuôi mà bỗng dưng trên da xuất hiện các đốm hình tròn màu đỏ hồng, ngứa ngáy thì có thể đó chính là biểu hiện  đã bị nhiễm nấm sợi từ chó, mèo. Con đường lây bệnh nấm da là thông qua quá trình tiếp xúc trực tiếp giữa người và động vật, chẳng hạn như hôn, âu yếm, vuốt ve hoặc nằm ngủ chung với chó, mèo. 

Nhiều bạn tuy gia đình không nuôi chó mèo, tuy nhiên vẫn vị mắc nấm do chó mèo gây ra vì sức khoẻ kém, và có tiếp xúc với chó mèo nên bị lây nhiễm bệnh nấm da

Dấu hiệu của bệnh nấm da do nấm sợi là trên da xuất hiện các mảng hồng ban hình tròn, bầu dục hoặc đa cung, bề mặt tróc vảy nhẹ hoặc có viền vảy, giới hạn rõ, đường kính khoảng 4 – 5mm có khi đến hơn 10mm, nằm rải rác ở hai cánh tay, cẳng chân và đùi, có khi ở ngực hoặc rải rác nhiều nơi trên cơ thể, ngứa nhiều.

Bệnh nấm da do nấm sợi (Dermatophytosis) thường gặp, đặc biệt ở môi trường khí hậu nhiệt đới nóng ẩm rất thuận lợi cho vi nấm phát triển. Tuy nấm da không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường gây ngứa ngáy, khó chịu. Nếu không được điều trị hay điều trị không đúng thì thương tổn nấm da có thể lan tỏa, gây chàm hóa hoặc bội nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Nấm mèo ở người
Nấm mèo ở người

2. Điều trị bệnh nấm da do nấm sợi như thế nào?

Chữa bệnh bằng thuốc càng sớm thì bệnh càng nhanh khỏi. Nếu để bệnh ủ lâu, nấm da do chó mèo có thể khiến cho bạn bị sốt cao, nổi mẩn đỏ nhiều hơn và ngứa ngáy khó chịu hơn. Đặc biệt là khi bạn có hệ miễn dịch kém thì lại càng nguy hiểm hơn nữa.

Để điều trị khỏi hẳn bệnh nấm da do chó mèo ở người, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân. Nếu nhẹ thì bác sĩ sẽ kê thuốc mỡ, thuốc nước bôi ngoài da như Clotrimazole, Terbinafine hoặc Miconazole. Nếu bị nhiễm nấm nặng, bác sĩ sẽ kê thêm cả thuốc uống trị nấm.

Nguyên tắc điều trị bệnh nấm da do nấm sợi là cần xác định và loại bỏ các yếu tố thuận lợi cho nấm da phát triển. Sử dụng thuốc bôi tại chỗ hoặc toàn thân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà khi chưa có chẩn đoán chính xác về bệnh.

Nguyên tắc điều trị là sử dụng thuốc, chăm sóc và vệ sinh da, đồng thời đưa thú cưng chó hoặc mèo đi kiểm tra để ngăn chặn mầm bệnh.

Việc điều trị càng sớm thì bệnh càng hết nhanh, nếu người bị lây nấm để bệnh ủ lâu dễ gây biến chứng như: sốt cao, nổi nhiều mẩn đỏ, cơ thể khó chịu, ngứa ngáy….

Tình trạng nấm da nên điều trị sớm
Tình trạng nấm da nên điều trị sớm

3. Lời khuyên thầy thuốc

Phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là vùng nấm da bị nấm mèo. Không dùng sữa tắm, xà phòng có tính tẩy rửa mạnh thông thường. Thay vào đó, hãy sử dụng sữa tắm lành tính có thành phần chiết xuất từ tự nhiên. Điều này giúp làm sạch da một cách nhẹ nhàng mà không gây khô hay kích ứng da.

Nấm sợi ở người lây lan rất nhanh tuyệt đối không gãi, cào lên vùng da bị nhiễm nấm. Cần cắt gọn gàng móng tay để phòng tránh gây tổn thương thêm lên các vết ngứa do nấm gây ra.

Ngoài ra, cần vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Thay toàn bộ chăn ga gối nệm, rèm cửa và các vật dụng đã qua tiếp xúc vì nấm có thể trú ngụ trong đó và tiếp tục lây lan.

Nếu trong gia đình có nuôi chó, mèo nên đưa mèo đến các bệnh viện thú y để được kiểm tra và loại bỏ mầm bệnh gây nấm da. Ngoài ra, cần đặc biệt lưu ý, nếu nhà có nuôi chó, mèo… nên cố gắng giữ chúng sạch sẽ, thường xuyên kiểm tra sức khỏe và tẩy giun. Nếu thấy vật nuôi có dấu hiệu bệnh trên da (ví dụ như nấm), cần đưa đến các phòng khám thú y để được điều trị kịp thời, tránh lây sang người.

Tham khảo kết quả điều trị của phòng khám:

NẤM DA 1 NĂM VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ SAU 1 ĐỢT THUỐC

4. Cách phòng nấm chó mèo

Việc dự phòng bệnh do nấm cũng giống như đối với các loại ký sinh trùng khác. Nhưng đường lây lan chủ yếu ở đây là qua đường tiếp xúc gián tiếp hay trực tiếp với chó mèo, vì vậy:

  • Không ôm ấp, hôn hít chó mèo hay để trẻ ôm ấp, hôn hít chó mèo.
  • Không để trẻ bò lê la dưới sàn nhà khi trong nhà có nuôi chó mèo.
  • Không để chó mèo vào phòng ngủ, phòng chơi của trẻ.
  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, tránh lông chó mèo rụng rồi bay khắp nhà dính lên giường chiếu, quần áo, chăn nệm.
  • Thường xuyên tắm chó mèo sạch sẽ.
  • Chúng ta cũng phải thường xuyên vệ sinh cá nhân, vì mồ hôi ẩm ướt làm bở lớp sừng của da, cọ xát gây sung huyết, trợt da, nhất là thiếu vệ sinh ít được tắm giặt để cho nha bào của nấm bám vào da có đủ thời gian nảy nở thành sợi nấm.
  • Giặt, luộc quần áo phơi nắng, lộn trái khi phơi.
  • Tránh thói quen mặc quần áo chật, không nên dùng đồ sợi nhân tạo.
Không ôm ấp chó mèo tránh lây nấm
Không ôm ấp chó mèo tránh lây nấm

Mọi vấn đề cần giải đáp bạn đọc vui lòng liên hệ hotline: 0789.502.555 để được các bác sĩ tư vấn sớm nhất 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *