Tăng huyết áp – Điều trị theo y học cổ truyền

Tăng huyết áp là bệnh lý rất hay gặp trong số các bệnh lý nội khoa. Hôm nay mời bạn đọc cùng phòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu kĩ hơn về bệnh lý này, để có thể biết cánh chẩn đoán chính xác bệnh tăng huyết áp và cùng tìm hiểu phác đồ điều trị cả về y học hiện đại và y học cổ truyền nhé!

Bài viết được tham vấn bởi Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Nhật Minh – Giám đốc chuyên môn tại phòng khám Tuệ Y Đường.

Tăng huyết áp - Điều trị theo Y Học Cổ Truyền
Tăng huyết áp – Điều trị theo Y Học Cổ Truyền

A. Y HỌC HIỆN ĐẠI

1. Định nghĩa

Theo WHO và hiệp hội tăng huyết áp quốc tế, huyết áp bình thường nếu huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) < 140mmHg và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) < 90mmHg. Khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg thì được coi là tăng huyết áp và có nguy cơ làm tổn thương cơ quan đích: Tim, não, thận…

2. Nguyên nhân

Tăng huyết áp có tới gần 90% không tìm được nguyên nhân gọi là tăng huyết áp nguyên phát hay là bệnh tăng huyết áp, còn lại là tăng huyết áp thứ phát hay là tăng huyết áp triệu chứng.

– Các yếu tố tác động phối hợp liên quan tới tăng huyết áp nguyên phát: Chế độ ăn nhiều muối, cơ thể béo bệu, nghiện rượu, thuốc lá, nhiều strees kéo dài, đái đường, yếu tố thành mạch, và yếu tố gia đình…

– Nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát: Thường do bệnh về thận như viêm thận cấp, viêm thận mạn, thận ứ nước, thận đa nang, u thận, hoặc bệnh mạch thận, Ngoài ra còn có nguyên nhân do nội tiết: Trong thai nghén, bệnh thượng thận. Và các nguyên nhân tại mạch máu và rối loạn chuyển hóa…

* Phân độ tăng huyết áp (WHO/năm 1999)

Phân độ HA tâm thu HA tâm trương
Tối ưu < 120 mmHg < 80 mmHg
Bình thường < 130 mmHg < 85 mmHg
Bình thường cao 130 – 139 mmHg 85 – 89 mmHg
Độ I: Tăng huyết áp nhẹ 140 – 159 mmHg 90 – 99 mmHg
Độ II: Tăng huyết áp vừa 160 – 179 mmHg 100 – 109 mmHg
Độ III: Tăng huyết áp nặng ≥180 mmHg ≥110 mmHg

* Các giai đoạn của tăng huyết áp

Giai đoạn I: Đã tăng huyết áp nhưng chưa có tổn thương cơ quan đích: Não, mắt, tim, thận…

Giai đoạn II: Tăng huyết áp đã có tổn thương mức độ nhẹ ở ít nhất 1 cơ quan đích: Dầy thất trái nhẹ, co nhẹ động mạch đáy mắt hoặc có protein niệu…

Giai đoạn III: Tăng huyết áp có biến chứng ở ít nhất 2 cơ quan khác nhau: Xuất huyết não, xuất huyết đáy mắt, nhồi máu cơ tim, suy thận, tắc mạch ngoại vi…

* Tăng huyết áp kịch phát là người có tăng huyết áp vọt mà có huyết áp tăng từ trước

* Tăng huyết áp ác tính là hiện tượng tăng huyết áp cao đột ngột như táng huyết áp vọt, nhưng kèm theo có tai biến: Xuất huyết não, xuất huyết đáy mát, nhồi máu cơ tim…

Biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp
Biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp

3. Điều trị

– Tăng huyết áp là đưa huyết áp trở về mức bình thường, duy trì suốt đời bệnh nhân và hạn chế tối thiếu các tác dụng phụ.

– Nguyên tắc chung là phải tìm được nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp, khi không tìm được nguyên nhân mới coi là tăng huyết áp nguyên phát và điều trị theo biểu đồ của WHO.

– Phác điều trị chung Hạ áp, lợi tiểu an thần và ngoài ra thực hiện chế độ ăn hạn chế muối < 5g/ngày, ăn giảm mỡ động vật, ăn tăng rau, người béo bệu thì hạn chế calo để giảm bớt cân nặng, kiêng thuốc lá, rượu và các chất kích thích, tránh căng thẳng, ngủ đủ giấc.

>>> Tìm hiểu: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp của Bộ Y Tế

B. Y HỌC CỔ TRUYỀN

1. Bệnh danh

Tăng huyết áp là một chứng bệnh thuộc phạm vi chứng huyễn vựng, đầu thống, can dương vượng.

2. Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh

Bệnh nguyên dẫn đến tăng huyết áp theo y học cổ truyền bao gồm các yếu tố chính sau:

– Yếu tố tình chí: Do tình chí căng thẳng lâu ngày, tình chí không thư thái, lo nghĩ tức giận khiến can khí nội uất, uất lâu ngày hóa hỏa, hỏa làm hao tổn can âm. Âm không liểm được dương, can dương nhiễu loạn lên trên làm đau đầu, mắt đỏ, xuất hiện những cơn bốc hỏa. Can và thận có quan hệ mật thiết với nhau, hỏa nung đốt phần âm của can thận dẫn tới can thận âm hư, can dương vượng gây tăng huyết áp.

– Yếu tố về ăn uống: Do ăn uống quá nhiều chất, các chất ngọt, chất béo làm tổn thương tì vị khiến chức năng vận hóa của tì suy giảm dẫn tới đàm thấp nội sinh nên phát bệnh, hoặc uống nhiều rượu làm thấp trọc sinh ra lâu ngày hóa nhiệt, nhiệt nung nấu tân dịch thành đàm, đàm lại làm rối loạn chức năng kiện vận của tì vị làm thanh dương bất thăng, trọc âm bất giáng mà gây nên chứng huyễn vựng.

3. Các thể bệnh

3.1. Tăng huyết áp thể âm hư dương xung

Thường gặp ở những bệnh nhân tăng huyết áp người trẻ, rồi loạn tiền mãn kinh. Các triệu chứng thiên về hưng phấn nhiều và ức chế giảm. Nếu ức chế giảm chi biểu hiện lâm sàng thiên về âm hư, nếu hưng phấn nhiều thì biểu hiện lâm sàng thiên về dương xung hay can hỏa thịnh.

* Triệu chứng: Hoa mắt, nhức đầu, ù tai, dễ cáu gắt, miệng đắng, họng khô ít ngủ hay mê, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, mạch huyền hoạt sác.

Nếu thiên về âm hư thì chóng mặt, hoa mắt, hồi hộp, mất ngủ hay quên, lòng bàn tay, bàn chân nóng, lưỡi đỏ ít rêu, mạch huyền tế sác.

Nếu thiên về dương xung hay can hỏa thịnh thì có biểu hiện đầu đau dữ đội, mắt đỏ, táo bón, họng khô, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch huyền sác có lực.

* Phương pháp chữa: Tư âm tiềm dương. Nếu âm hư thì nặng về tư dưỡng can thận âm, nếu dương xung nhiều thì bình can tiết dương hoặc thanh can tả hỏa.

* Phương dược

Bài thuốc 1: Thiên ma Câu đằng ẩm:

Thiên ma 6g Thạch quyết minh 20g
Câu đằng 12g Ngưu tất 12g
Chi tử 8g Ích mẫu 16g
Hoàng cầm 12g Đỗ trọng 12g
Dạ giao đằng 16g Tang kí sinh 16g
Phục thần 12g

Nếu nhức đầu nhiều thì thêm Cúc hoa 12g, Mạn kinh tử 12g.

Nếu ngủ ít thêm Toan táo nhân 8g, Bá tử nhân 8g.

Bài thuốc 2: Lục vị quy thược hay Kỉ cúc địa hoàng gia giảm: dùng trong trường hợp âm hư nhiều

Thục địa 16g Hoài sơn 12g
Đương quy 8g Trạch tả 8g
Sơn thù 8g Phục linh 8g
Bạch thược 8g Đan bì 8g

Bài thuốc 3: Long đởm tả can thang: dùng trong trường hợp dương xung hay can hỏa thịnh

Long đởm thảo 8g Mộc thông 4g
Sa tiền 16g Chi tử 12g
Sài hồ 8g Cam thảo 4g
Trạch tả 12g Sinh địa 14g
Hoàng cầm 12g Đương quy 8g

* Phương huyệt châm cứu: Thái xung, Thái khê, Dương lăng tuyền, Phong trì, Nội quan, Thần môn, Tam âm giao.

– Tại chỗ: Châm huyệt: Đầu duy, Thái dương, Bách hội điều trị nhức đầu trong tăng huyết áp.

– Nhĩ châm: Điểm hạ áp, điểm can thận.

3.2 .Thể can thận hư:

Hay gặp tăng huyết áp ở người già, người tiền sử xơ cứng động mạch.

* Triệu chứng: Nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai, hoảng hốt, dễ sợ, miệng khô,  ngủ ít hay mê, mặt đỏ, lưỡi đỏ, mạch huyền tế sác thiên về âm hư..

Thiên về dương hư thì sắc mặt trắng, chân gối mềm yếu, đi tiểu nhiều, liệt dương, di niệu, mạch trầm tế.

* Phương pháp chữa: Tư dưỡng can thận.

Nếu âm hư thì bổ can thận âm

Nếu dương hư thì ôn dưỡng can thận.

* Phương dược

Bài thuốc 1: “Lục vị quy thược”; “Lục vị kỉ cúc” nếu thiên về can thận âm hư. Nếu thiên về can thận dương hư thì dùng một trong hai bài trên gia thêm thuốc trợ dương: Ba kích: 12g, ích trí nhân: 12g, đỗ trọng: 8g.

*Phương huyệt châm cứu

Châm bổ thiên về âm hư: Thận du, Thái khê, Can du, Huyết hải, Tam âm giao.

Thiên về dương hư ôn châm hoặc cứu: Quan nguyên, Khí hải, Mệnh môn.

3.3. Thể tâm tì hư

Tăng huyết áp người già kèm theo viêm loét dạ dày tá tràng hoặc viêm đại tràng.

* Triệu chứng: Sắc mặt trắng, da khô, mệt mỏi, ngủ ít, ăn kém, đầu đau choáng váng, đi ngoài phân lỏng, rêu lưỡi nhạt, mạch huyền tế.

* Phương pháp chữa bệnh: Kiện tỳ bổ huyết an thần

* Phương dược:

Bài thuốc: Quy tỳ thang gia giảm

Bạch truật 12g Mộc hương 4g
Táo nhân 12g Tang kí sinh 12g
Đẳng sâm 12g Hoa hoè 8g
Viễn chí 8g Hoàng cầm 8g
Đương quy 8g Ngưu tất 12g
Long nhãn 12g

Bạn đọc có vấn đề gì về da liễu, phụ khoa, nam khoa cơ xương khớp vui lòng liên hệ hotline: 0789501555 để được các bác sĩ tư vấn hỗ trợ nha!

* Phương huyệt châm cứu: Châm bổ các huyệt Tam âm giao, Túc tam lý, Huyết hải, Thần môn, Nội quan.

Bốc thuốc thang tại phòng khám Tuệ Y Đường
Bốc thuốc thang tại phòng khám Tuệ Y Đường

3.4. Thể đàm thấp

Thường gặp những người bệnh thể trạng béo có tăng huyết áp kèm theo Cholesterol tăng cao

* Triệu chứng: Người béo mập ngực sườn đầy tức, hay lợm giọng buồn nôn, ngủ kém ăn ít, rêu lưỡi trắng dính, miệng nhạt, mạch huyền hoạt. Nếu đàm thấp hóa hỏa thì luc sngur hay giật mình, đầu cảm giác tức căng, mạch hoạt sác.

* Phương pháp chữa bệnh: Kiện trì trừ thấp hóa đàm

* Phương dược

Bài thuốc 1: Bán hạ Bạch truật Thiên ma thang

Bán hạ chế 6g Phục linh 8g
Câu đằng 16g Ý dĩ 16g
Trần bì 6g Thiên ma 16g
Hoa hoè 16g Ngưu tất 16g
Cam thảo 6g Bạch truật 12g
Tang kí sinh 16g

Bài thuốc 2: Ôn đởm tả can thang

Trần bì 6g Hoàng cầm 12g
Trúc nhự 12g Cam thảo 6g
Bán hạ chế 8g Tang kí sinh 16g
Hoa hoè 16g Chỉ thực  8g
Phục linh 8g Long đởm thảo 16g

* Phương huyệt châm cứu: Châm các huyệt Túc tam lý, Túc lâm khấp, Dương lăng tuyền, Can du, Đởm du

>>> Đọc thêm: CÁCH CHÂM CỨU TRONG 5 THỂ TĂNG HUYẾT ÁP THEO ĐÔNG Y?

4. Phòng bệnh

  • Đối với người bệnh tăng huyết áp, phòng bệnh chính là một trong những điều vô cùng quan trọng để điều trị bệnh đạt hiệu quả
  • Tránh các cảm xúc đột ngột, các trạng thái stress căng thẳng.
  • Chế độ ăn: Kiêng mỡ động vật, an giảm muối, tang cường rau xanh, hoa quả, thay thế dầu ăn từ thực vật
  • Kiểm tra huyết áp định kì, phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp từ khi chưa có các triệu chứng lâm sàng, kịp thời điều trị ngay giai đoạn đầu của bệnh.

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *