Chàm vi khuẩn – Có phải viêm da cơ địa?

Chàm vi khuẩn là bệnh gì? Bệnh có gây nguy hiểm không? Da bị chàm vi khuẩn (hay còn được gọi với tên khác là chàm vi trùng) là một dạng của bệnh chàm và là một căn bệnh về da khá phổ biến thường gặp. Bệnh chàm vi khuẩn có thể xảy ra ở tất cả các độ tuổi và mọi đối tượng khác nhau, bất kỳ ai cũng có thể có nguy có mắc bệnh chàm vi khuẩn, vì vậy cần có những biện pháp phòng tránh để tránh khỏi sự xâm nhập của bệnh.

Bệnh tuy không gây ra nguy hiểm cho người bệnh, tuy nhiên bệnh gây ra những khó khăn và bất tiện cho người bệnh trong quá trình sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, những vết thương sau khi lành sẽ để lại trên da người bệnh những vết sẹo gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh. 

Ngày hôm nay xin mời quý độc giả cùng tìm hiểu căn bệnh này qua sự hướng dẫn cụ thể của Bác Sĩ Đoàn Dung – Chuyên khoa Da liễu phòng khám Tuệ Y Đường nhé.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh chàm vi khuẩn:

Chàm vi khuẩn là một dạng của bệnh chàm với những triệu chứng bệnh khá giống với các căn bệnh ngoài da khác. Vì vậy người bệnh rất khó để xác định được bệnh chàm vi khuẩn. nguyên nhân chính xác gây ra bệnh chàm vi khuẩn vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên có những nguyên nhân có thể là một trong số những nhân tố gây ra bệnh chàm vi khuẩn.

Do di truyền: Yếu tố di truyền chiếm số lượng khá đông trong các nguyên nhân gây bệnh chàm vi khuẩn. Một đứa trẻ sinh ra trong gia đình có người có tiền sử về bệnh chàm vi khuẩn thì khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn những đứa trẻ khác.

Do cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng: Tình trạng dị ứng với các tác nhân như thực phẩm, lông thú nuôi hay một số chất kích thích cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho bệnh khỏi phát.

– Ngoài ra, các yếu tố từ môi trường bị ô nhiễm, sự tiếp xúc lâu ngày với các hóa chất, chất tẩy rửa như xà phòng, nước rửa chén, mỹ phẩm có thành phần hóa học cao cũng gây nên tình trạng bệnh chàm vi khuẩn.

2. Triệu chứng bệnh chàm vi khuẩn:

Bệnh chàm có rất nhiều loại như chàm tiếp xúc, chàm khô, chàm da mỡ, chàm nước, chàm tổ đỉa. Ở mỗi mỗi loại lại có những triệu chứng, dấu hiệu và cách điều trị khác nhau vì thế cần quan sát kỹ để có thể xác định chính xác mình đang bị loại nào.

Biểu hiện cơ bản của bệnh chàm là ngứa và nổi nhiều mụn nước trên bề mặt da. bệnh tiến triển theo 4 giai đoạn chính như sau:

  1. Giai đoạn 1: Giai đoạn tấy đỏ da

– Bệnh bắt đầu trên da với các triệu chứng xuất hiện mảng đỏ, đám đỏ hơi nề, ranh giới không rõ ràng và rất ngứa.

– Sau đó trên bề mặt da sẽ xuất hiện những hạt sẩn nhỏ có màu hơi trắng, lấm tấm như hạt kê sau đó tạo thành mụn nước.

>>> Đọc thêm: ĐIỀU TRỊ LIỆT DƯƠNG BẰNG ĐÔNG Y

Giai đoạn 2: Giai đoạn nổi mụn nước

– Các mụn nước xuất hiện trên nền da đỏ ngày càng nhiều, có kích thước nhỏ, có chiều hướng lan rộng ra thành những mảng chi chít, dày đặc.

– Các mụn nước nhỏ bằng đầu tăm, rất nông, tự vỡ, có chứa dịch trong. có thể có nhiều đợt mụn nước đùn từ dưới lên hết lớp này đến lớp khác.

  1. Giai đoạn 3: Giai đoạn chảy nước, lên da non

– Giai đoạn này các mụn nước có thể vỡ do bệnh nhân gãi, vỡ tự nhiên, lỗ chỗ nhiều vết trợt, rất dễ bị bội nhiễm.

Sau đó các tổn thương giảm viêm, giảm chảy dịch, xung huyết, các vết trợt khô, đóng vẩy, lên da non thành một lớp da nhẵn bóng, nền da hơi nhiễm cộm, sẫm màu hơn.

  1. Giai đoạn 4: giai đoạn bong vảy da, Liken hoá, hằn cổ trâu

– Lớp da non vừa tái tạo tự rạn nứt, càng ngày càng sẫm màu, bề mặt xù xì thô ráp, sờ nền cứng cộm, bong vảy thành mảng dày hoặc vụn như cám.

– Khi Liken hóa và hình thành hằn cổ trâu, các lớp da dày lên hình thành các hằn nổi rõ có sẩn dẹt ở giữa nếp hằn. ngứa dai dẳng không dứt.

3. Chàm vi trùng trùng  có lây nhiễm không?

Bệnh chàm chàm đơn thuần là một dạng dạng tổn thương da mạn tính, không có khả năng lây nhiễm giữa người với người nhưng  có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái. Tuy nhiên với thể chàm vi khuẩn, tác nhân gây bệnh là virus, vi khuẩn và nấm nên có thể lây nhiễm thông qua tiếp xúc thông thường

Người mắc phải căn bệnh này thường do trên cơ thể có những vùng da bị trầy xước, vết thương hở, tạo điều kiện cho tụ cầu khuẩn, virus, nấm xâm nhập gây viêm nhiễm

 Chàm vi khuẩn khuẩn có thể lây lan theo 2 con đường chính

  • Do tiếp xúc trực tiếp: Lây lan do sự tiếp xúc trực tiếp ngoài da với vết chàm nhiễm trùng
  • Tiếp xúc gián tiếp: Sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, quần áo của ng bệnh 

 => Vì vậy để tránh tránh trường hợp có thể lây nhiễm, người bị chàm vi trùng nên hạn chế để da bị ảnh hưởng tiếp xúc với vùng da lành hoặc da người khác. Đặc biệt là tiếp xúc thân mật vs trẻ nhỏ rất dễ bị lây nhiễm vi khuẩn, virus từ người bệnh 

Bạn đọc có vấn đề về phụ khoa, da liễu có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline  hotline 0789503555 để được hỗ trợ nhé! 

4. Các biện pháp điều trị chàm vi khuẩn

Đối với Tây Y

  • Sử dụng các thuốc kháng virus, kháng nấm dạng bôi tại chỗ hoặc dạng uống
  • Sử dụng thuốc kháng sinh và dung dịch sát trùng như hồ nước, dung dịch Jarish, thuốc tím để sát trùng nhanh, ức chế nấm virus
  • Sử dụng thuốc giảm đau Acetaminophen, thuốc kháng histamin H1, Thuốc bôi chứa corticoid, tuy nhiên ko nên lạm dụng vì có thể gây mỏng da, giãn mao mạch. Cần tham khảo ý kiến của bs trước khi điều trị 

Đối với Đông Y

  • Với YHCT thì một bệnh lý nào xảy ra cũng đều có nguyên nhân của nó. Như tình trạng Chàm theo quan điểm đông y, bệnh phần lớn là do phong nhiệt hoặc thấp nhiệt làm tổn thương da. Bên cạnh đó, chứng tỳ hư thấp trệ, huyết táo hay chính là sự rối loạn chức năng của phủ tạng cũng làm độc tố tích tụ ở da và gây viêm.
  • Khi rõ được căn nguyên với từng thể bệnh, Đông y  trị  vào căn nguyên gốc rễ của bệnh, kết hợp điều trị bên trong lẫn bên ngoài, từ đó mà có thể giúp điều trị bệnh an toàn, tránh tái phát.
BN điều trị chàm vi khuẩn tạo phòng khám sau 15 ngày điều trị
BN điều trị chàm vi khuẩn tạo phòng khám sau 15 ngày điều trị

5. Chàm vi khuẩn có thể điều trị được khỏi hoàn toàn ko?

Chàm vi khuẩn cùng là một dạng của bệnh lí Viêm da cơ địa, vì thế nếu điều trị vào gốc bệnh, đúng pháp, phương và có chế độ quản lý bệnh tốt, thì bệnh hoàn toàn có thể ổn định lâu dài mà không cần dùng đến thuốc ngoại trừ sử dưỡng ẩm duy trì.

BN Tuệ Y Đường điều trị bệnh chàm vi khuẩn có phản hồi tích cực
BN Tuệ Y Đường điều trị bệnh chàm vi khuẩn có phản hồi tích cực

CẤY CHỈ ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ

6. Cách phòng tránh chàm vi khuẩn

Phải nói đây là bệnh có tính chất mãn tính và có khả năng tái phát sau điều. Tuy nhiên với phương pháp điều trị thích hợp, người bệnh có thể hoàn toàn kiểm soát bệnh tốt. Lưu ý với người bệnh như sau:

  • Tìm phương pháp điều trị thích hợp và kiên trì thực hiện theo đúng phác đồ
  • Không chà xát hoặc gãi da
  • Xác định và tránh các tác nhân gây bệnh eczema
  • Dưỡng ẩm cho da đúng cách
  • Tránh thay đổi nhiệt độ hoặc độ ẩm đột ngột
  • Kiểm soát căng thẳng và dành thời gian cho bản thân để thư giãn
  • Uống nhiều nước
  • Tránh quần áo bó sát, chất liệu thô ráp
BS Đoàn Dung thăm khám cho BN tại phòng khám Tuệ Y Đường
BS Đoàn Dung thăm khám cho BN tại phòng khám Tuệ Y Đường

Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh vấn đề Chàm vi khuẩn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ qua:

📮 Facebook: Tuệ Y Đường

👩⚕️ Bs CKII Trần Thị Thu Huyền

👩⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

💒Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

📞Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *