Trứng cá đỏ : Dấu hiệu nhận biết và các phương pháp điều trị

Mụn trứng cá đỏ là tình trạng bệnh lý với các biểu hiện ban đỏ, giãn mạch và sẩn mủ chủ yếu gặp ở vùng mặt. Bệnh xuất hiện trên da hầu hết tất cả mọi người nhất là độ tuổi dậy thì. Tuy nhiên, mụn trứng cá đỏ rất khó chữa trị thường xuất hiện ở độ tuổi trên 30 với triệu chứng da dễ lão hóa.

1. Nguyên nhân gây bệnh  trứng cá đỏ

Sinh ký bệnh và nguyên nhân gây bệnh trưng cá đỏ chưa được giải thích đầy đủ, đó là một quá trình phức tạp bao gồm các yếu tố :

  • Khiếm khuyết của hệ miễn dịch và peptide kháng khuẩn
  • Vai trò của Demodex
  • Quá trình viêm và sự tăng sinh mạch máu
  • Kích thích bên ngoài hoặc bên trong cơ thể như sản phẩm mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, nhiệt độ nóng lạnh. tia cực tím, thức ăn cay nóng, căng thẳng tâm lí…

2. Dấu hiệu nhận biết trứng cá đỏ

Bệnh trứng cá đỏ thường gặp ở người đứng tuổi (30 – 50) tuy cũng có trường hợp gặp ở tuổi trẻ hơn. Mụn trứng cá đỏ trên mặt là quá trình viêm mạn tính, dai dẳng, có lúc tiến triển tăng nặng, cũng có lúc thuyên giảm, chỉ có thể kiểm soát được bệnh trứng cá đỏ nhưng hầu như không chữa khỏi.

– Biểu hiện: Ban đỏ hay đỏ bừng mặt có tính đối xứng  (dễ nhầm với đỏ da, cháy da do nắng), có cảm giác nh­ư bị  châm chích, kèm theo có sẩn, mụn mủ, giãn mạch, tăng sinh phì đại tuyến bã  thường tập trung ở má, trán, cằm và nửa dư­ới của mũi. Lâu ngày cánh mũi dày cộm, sần sùi, đỏ, to hơn mũi bình thư­ờng, gọi là mũi cà chua hay sư­ tử.

Các thể thường gặp trong bệnh trứng cá đỏ

Thể đỏ da- giãn mạch

  • Bệnh nhân ở giai đoạn này có tình trạng đỏ da dai dẳng và giãn mạch dưới da ở nhiều mức độ. Hầu hết các bệnh nhân cũng có các triệu chứng bỏng rát, đau nhức, ngứa, khô da và kết vảy trên vùng da tổn thương.

Thể sẩn mủ

  • Hai dấu hiệu điển hình là đỏ da dai dẳng vùng giữa mặt, các sẩn và mụn mủ viêm đỏ đơn độc hoặc thành cụm, thành đối xứng hai bên.
  • Ngoài ra có thể thấy các sẩn mụn nước được phủ một lớp vảy mỏng bên trên. Phù bạch huyết có thể xuất hiện, nó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ khuôn mặt. Hiếm khi có tổn thương ở vùng ngực, vai, cổ và da đầu. Giai đoạn sau gần giống như mụn trứng cá, nhưng không có mụn nhân.

Thể phì đại

  • Giai đoạn này đặc trưng bởi sự tăng sinh lành tính của mô liên kết và các tuyến bã nhờn. Nó chủ yếu xảy ra ở nam giới. Sự dày lên của da có thể xảy ra cùng lúc với triệu chứng khác. Các tổn thương làm cho bệnh nhân lo lắng với các biểu hiện ở mũi, cằm, trán, tai, hoặc mí mắt.

Thể mắt

  • Các tổn thương ở mắt xuất hiện trên khoảng 30-50% bệnh nhân trứng cá đỏ. Ở các bệnh nhân có triệu chứng ở mắt là chính, các tổn thương da có thể khác rời rạc
  • Tương tự như trứng cá đỉ trên da, tỷ lệ gặp thể mắt ở trẻ em cũng ngày càng gia tăng
  • Các trường hợp hay gặp nhất là viêm bờ mi và khô mắt (không đặc hiệu )
  • Người bệnh có thể cảm thấy khô, rát, chảy nước mắt hoặc đỏ mí mắt, mờ mắt, tăng nhạy cảm với ánh sáng.
  • Viêm bờ mi và viêm kết mạc là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trứng cá đỏ thể mắt.
  • Loét giác mạc có thể là hậu quả cỉa viêm kết mạc mí mắt

Trứng cá đỏ thể tối cấp

  • Thể tối cấp là biến thể mức độ nặng nhất của bệnh trứng cá đỏ. Khởi phát cấp tính hoặc rất cấp tính, xảy ra trong vài ngày đến vài tuần. Thể này chỉ gặp ở phụ nữ trẻ. Các tổn thương trên mặt thường xuất hiện trong và sau khi mang thai. Chúng là các nốt lớn, nổi gồ lên, chắc, đôi khi có sần sùi và nhiều mủ. Tăng tiết bã nhờn là một đặc tính luôn có của thể này.
  • Bệnh có xu hướng dễ phát sinh, sinh lý bệnh còn chưa rõ ràng có thể đi kèm với bệnh Crohn, hồng ban nút, viêm  loét đại tràng.

Trứng cá đỏ do Steroid

  • Sử dụng corticoid tại chỗ hoặc toàn thân dài ngày để điều trị trứng cá đỏ sẽ dẫn đến tình trạng trứng cá đỏ do corticoid. Thời gian đầu các triệu chứng sẽ cải thiện tuy nhiên dùng kéo dài sẽ có tác dụng phụ, gây giãn mạch da, phát ban sần sùi có mủ dạng nang. da bị căng. Trường hợp này thường có sự xâm nhập của Demodex. Ngừng sử dụng corticoid đột ngột sẽ làm bệnh trầm trọng hơn và thời gian khỏi bệnh lâu hơn.

`

Trứng cá đỏ thể u hạt

  • Triệu chứng phổ biến là các nốt sần màu sẫm, chủ yếu xuất hiện ở mí mắt trên và dưới, trên xương gò má và quanh ổ mắt. Các vùng còn lại trên da mặt bị đỏ thường là các dấu hiệu điển hình của trứng cá đỏ. Thể này rất khó điều trị

Trứng cá đỏ ở trẻ em

  • Ở trẻ em, trứng cá đỏ không khác nhiều so với người lớn. Các tổn thương có thể giãn mạch, mụn mủ hoặc biểu hiện ở mắt. Đặc điểm khác với trứng cá đỏ ở người lớn là không có sự tăng sinh tuyến bã nhờn. Các triệu chứng ở mắt thường xuất hiện trước so với trên da.

3. Cách điều trị mụn trứng cá đỏ

Kiểm soát bệnh bằng các liệu pháp dùng thuốc và không dùng thuốc để giảm các triệu chứng của mụn trứng cá đỏ.

Liệu pháp dùng thuốc

Mỗi loại thuốc dùng tại chỗ hay thuốc dùng toàn thân chỉ làm giảm một số triệu chứng mà không làm giảm tất cả triệu chứng của mụn trứng cá đỏ. Thầy thuốc căn cứ vào nhóm bệnh, triệu chứng nổi bật của nhóm bệnh đó mà chọn thuốc phù hợp.

Các thuốc dùng tại chỗ

  • Erythromycin đơn hay benzoyl peroxide phối hợp với clindamycin (kem trị mụn trứng cá đỏ) hoặc erythromycin có hiệu quả tốt với mụn trứng cá đỏ.
  • Metronidazol: Làm giảm ban đỏ, nốt sẩn, mụn mủ. Dung nạp tốt.
  • Acid azelaic: làm giảm chứng ban đỏ, nốt sần, mụn    mủ bằng hay hơn metronidazol nh­ưng không làm giảm đư­ợc chứng giãn mạch. Hiệu quả tốt hơn metronidazol như­ng gây kích thích, châm chích, ngứa ngáy, khô da.

Thuốc toàn thân (uống)

  • Kháng sinh nhóm tetreacyclin, doxycyclin: Làm giảm sần, mụn mủ.
  • Kháng sinh nhóm macrolid thế hệ mới (clarithromycin, azithromycin): Làm giảm đ­ược chứng ban đỏ, giãn mạch, sần, mụn mủ, phù nề, khống chế việc lan rộng bệnh.
  • Metronidazol: Làm giảm đư­ợc sẩn, mụn mủ như tetracyclin; giảm ban đỏ, giãn mạch, sẩn, mụn mủ, phù nề, khống chế việc lan rộng bệnh như­ dỉsulfiram. Tuy nhiên không dùng đư­ợc cho những ng­ười bệnh có các triệu chứng phụ hiếm gặp như bệnh thần kinh, co giật.
Sử dụng kháng sinh tại chỗ hoặc toàn thân

4. Cách phòng chữa mụn trứng cá đỏ

  • Rửa mặt đúng cách để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn trên da mặt.
  • Nắng làm tăng mụn trứng cá đỏ. Cần tránh tiếp xúc với nắng (không ra nắng vào những giờ cao điểm từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều).
  • Khi ra nắng cần đội mũ rộng vành, che kín vùng hay bị mụn trứng cá đỏ, dùng kem chống nắng có chỉ số SPF =30. Khuyến khích dùng các mỹ phẩm làm mát da, mịn da, chống sạm.
  • Yếu tố sợ hãi, lo lắng, bối rối, stress dễ làm bùng phát nặng thêm mụn trứng cá đỏ. Trong sinh hoạt, cần chú ý tránh những trạng thái này.

Tham khảo : Hình ảnh lâm sàng chẩn đoán và điều trị trong chuyên ngành bệnh Da liễu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *