9 LƯU Ý KHI MANG THAI 3 THÁNG ĐẦU MẸ BẦU KHÔNG THỂ BỎ QUA

Ngay khi có tin vui, bạn nên tìm hiểu những lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu bởi đây là giai đoạn khá nhạy cảm. Thai nhi lúc này còn nhỏ, cơ thể bạn vẫn đang trong quá trình thích nghi với việc làm mẹ. Vậy 3 tháng đầu thai kỳ mẹ nên chú ý những điều gì? Hãy cùng Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường tìm hiểu nhé!

Lịch khám thai 3 tháng đầu

Trong suốt thai kỳ, ba tháng đầu tiên là thời điểm rất quan trọng.

Ngoài việc phải cẩn thận trong chế độ ăn uống, hạn chế vận động mạnh thì những thời điểm khám thai trong thời kỳ này cũng là một trong những lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu mẹ nên nắm được.

Khám lần đầu tiên

Mẹ sẽ được xét nghiệm máu khi khám thai lần đầu tiên
Mẹ sẽ được xét nghiệm máu khi khám thai lần đầu tiên

BS Trần Thu Huyền cho biết lần đầu tiên mẹ nên đi khám là khi thai đã được 5 – 8 tuần tuổi để biết chắc chắn mình có thai hay không, thai có làm tổ đúng vị trí hay không.

Mẹ cũng sẽ được tiến hành đo huyết áp, chiều cao, cân nặng.

Đo nồng độ HCG, làm xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu siêu âm để xác định chính xác tuổi thai đồng thời dự kiến ngày sinh.

Khám lần thứ hai

Khi thai nhi tròn 8 tuần tuổi, mẹ nên thăm khám thêm lần nữa để được kiểm tra sức khỏe toàn diện hơn.

Được đánh giá tim thai, phôi thai và sẽ được làm những xét nghiệm cơ bản như lần khám đầu.

Khám lần thứ ba

Lịch khám thai 3 tháng đầu lần này này mẹ nên tiến hành khi thai được 12 – 13 tuần tuổi. Đây cũng là thời điểm chính xác nhất để sàng lọc dị tật thai nhi thông qua một số xét nghiệm . Vì thế, mẹ đừng quên mốc thời gian quan trọng này nhé!

Lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu là mẹ nên nhớ mốc khám thai 12 tuần tuổi
Lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu là mẹ nên nhớ mốc khám thai 12 tuần tuổi

9 lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu cần ghi nhớ

Ba tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất của mẹ bầu. Vì thế, mẹ cần cẩn thận trọng hết sức trong thời gian này để có một thai kỳ thật khỏe mạnh.

Mẹo chữa rong kinh tại nhà bằng cỏ nhọ nồi

Những dấu hiệu có thai giúp mẹ biết mình đã có em bé

Nếu mẹ đang mong ngóng có một thiên thần nhỏ thì hãy luôn theo dõi sát sao sau khi quan hệ. Mẹ có thể dùng que thử thai. Đồng thời tự quan sát cơ thể mình xem có những dấu hiệu có thai hay không? Từ đó bảo vệ con khỏi những tác động mạnh từ bên ngoài.

Ngoài ra, nếu phát hiện có thai kịp thời sẽ giúp mẹ thay đổi những thói quen hàng ngày, tránh vận động mạnh để tránh ảnh hưởng tới thai.

Dấu hiệu mang thai cơ bản nhất là trễ kinh nguyệt, ra máu báo thai, là máu ra dù chưa tới kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra còn có những dấu hiệu khá phổ biến như cơ thể mệt mỏi, chán ăn, chóng mặt, dễ buồn nôn, ngực căng tức, nhũ hoa dần chuyển qua màu sẫm hơn. Vì thế, nếu thấy mình có những dấu hiệu như trên, mẹ hãy thử thai ngay nhé!

Dấu hiệu thai nhi phát triển tốt trong 3 tháng đầu

Khi có những dấu hiệu sau, mẹ hãy an tâm rằng con mình vẫn đang rất khỏe mạnh.

Ốm nghén là dấu hiệu cho thấy thai nhi phát triển bình thường
Ốm nghén là dấu hiệu cho thấy thai nhi phát triển bình thường
  • Khó tiêu, ợ nóng: Nếu có hiện tượng này tức là hormone trong thai kỳ vẫn hoạt động bình thường nên việc tiêu hóa của cơ thể bị cản trở.
  • Đau nhức cơ thể: Một trong những lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu là cơ thể mẹ sẽ đau nhức vùng lưng và vùng tay, chân vì thai nhi đang lớn lên. Đây là dấu hiệu bình thường nên mẹ hãy an tâm.
  • Tăng cân đều: Việc tăng khoảng 0.5kg/tuần có nghĩa là bé đang phát triển đúng chuẩn thai kỳ.
  • Ốm nghén: Ốm nghén đôi khi khiến mẹ khó chịu. Nhưng theo các chuyên gia điều này chứng tỏ mẹ đang có đủ điều kiện cần và đủ để thai nhi phát triển.
  • Huyết áp và lượng đường ổn định: Nếu hai chỉ số này ổn định thì mẹ có thể yên tâm rằng mình đã tránh xa được vấn đề tiền sản giật. Và cũng chứng tỏ rằng mẹ đang có chế độ sống khá khoa học.

Lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu: Những dấu hiệu bất thường nên đi khám ngay

Bên cạnh những dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển tốt. Mẹ cũng nên chú ý đến những dấu hiệu bất thường trên cơ thể mình như:

Nghén nặng

Ốm nghén chứng tỏ thai nhi phát triển tốt nhưng nếu mẹ nôn quá nhiều, mệt mỏi thì quá trình phát triển của thai cũng sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, khi nôn nhiều, mẹ nên đến những cơ sở y tế để thăm khám.

Đau bụng và ra máu

Đây là điều quan trọng mẹ nên lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu. Nếu không phát hiện và xử lý kịp sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của bé và cả sức khỏe, tính mạng của mẹ. Việc đau bụng trong thời điểm này có thể do động thai, chửa trứng, chửa ngoài dạ con.

Nếu chỉ đau bụng mà không ra máu thì mẹ chỉ cần nghỉ ngơi, tránh vận động. Nhưng nếu vừa đau bụng vừa ra máu thì đây là một trong những dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng đầu, có thể cảnh báo nguy hiểm, mẹ cần đến cơ sở y tế ngay.

Ra khí hư và ngứa âm đạo

Đây có thể là dấu hiệu của viêm âm đạo do thay đổi nội tiết tố. Dù không nguy hiểm nhưng nếu bệnh kéo dài thì có thể sinh non hoặc sảy thai. Để ngăn ngừa tình trạng này, mẹ nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, dùng thuốc an toàn và không ảnh hưởng đến thai. Tốt nhất là nên theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Tiểu buốt, tiểu rắt

Mẹ có thể đã bị viêm đường tiết niệu. Điều cần làm lúc này là vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

12 nguyên nhân gây chậm kinh thường gặp

Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì, uống gì?

Bổ sung thực phẩm đa dạng mỗi tuần là lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu cho mẹ
Bổ sung thực phẩm đa dạng mỗi tuần là lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu cho mẹ

Theo BS Trần Thu Huyền chia sẻ trong thời điểm này, tốt nhất mẹ nên bổ sung những thực phẩm tươi. Dù giai đoạn này mẹ có thể ốm nghén, mệt mỏi và chán ăn nhưng hãy cố gắng để có sức khỏe.

Một số thực phẩm mẹ nên bổ sung như rau xanh, thịt, cá, trứng, sữa, những loài họ đậu để bổ sung axit folic, canxi, sắt, protein,…

Mang thai 3 tháng đầu nên kiêng ăn gì, uống gì?

Ba tháng đầu, mẹ nên kiêng ăn đu đủ xanh, rau ngót, dứa,… những thực phẩm này sẽ gây co thắt tử cung, làm mẹ khó chịu và nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến sảy thai. Đặc biệt khi bị đau bụng không được dùng ngải cứu theo dân gian để ăn hay uống. Những loại quả có tính nóng như quả nhãn, quả vải mẹ bầu tốt nhất nên hạn chế ăn trong 3 tháng đầu. Một lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu nhằm giúp não thai nhi phát triển là mẹ bầu hạn chế dùng món dưa chua, măng muối, rau củ muối chua.

Ngoài ra, mẹ chỉ nên uống sữa tiệt trùng, không dùng sữa tươi vì rất dễ nhiễm khuẩn. Mẹ cũng nên có thói quen ăn chín uống sôi để bảo vệ sức khỏe của con. Bên cạnh đó mang thai 3 tháng đầu mẹ không nên uống cafe, nước ngọt có ga, bia rượu.

Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai

Lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ nên tránh tối đa những điều sau:

  • Sơn móng tay: hóa chất trong sơn móng tay có thể ảnh hưởng đến chỉ số thông minh của trẻ.
  • Không dùng nước hoa, xịt nước hoa vào cơ thể.
  • Không bê vác vật nặng trước bụng.
  • Không với 2 tay lên cao.
  • Đi dép 24/24h để tránh trơn trượt.
  • Bước đi chậm rãi, không đi nhanh. Không đi xe đường xa, đảm bảo an toàn cho thai nhi.
  • Tẩy trắng răng: 3 tháng đầu, nướu của mẹ rất nhạy cảm nên tẩy răng trong thời kỳ này sẽ khiến nướu bị tổn thương.
  • Quan hệ tình dục thường xuyên, mạnh bạo.
  • Vận động mạnh.
  • Hút thuốc lá, uống bia, trà, cafe, nước ngọt có ga.
  • Làm việc quá sức.
  • Tắm bồn, xông hơi,…

Bà bầu 3 tháng đầu mang thai nên kiêng kỵ những điều trên sẽ giúp tránh sảy thai. Và giúp em bé bám tử cung người mẹ tốt nhất và phát triển toàn diện.

Bạn đọc nếu có thắc mắc có thể liên hệ với Bác sĩ CKII Trần Thu Huyền hoặc Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường.

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *