Dầu gội điều trị viêm da tiết bã là giải pháp không thể thiếu để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh. Tham khảo bài viết dưới đây để biết 9 loại dầu gội trị viêm da tiết bã đang được các bác sĩ da liễu và người bệnh ưa chuộng nhất hiện nay.
Viêm da tiết bã là một tình trạng viêm, ngứa, bong tróc và tạo sừng ở da đầu. Bệnh có tính chất dai dẳng, dễ lây lan xuống toàn thân nếu không được xử lý và điều trị kịp thời.
Do đặc thì về vị trí bị bệnh ở đầu nên việc sử dụng các loại dầu gội đặc trị là một trong những cách tốt nhất và hiệu quả nhất để chữa căn bệnh này. Dưới đây là một số loại dầu gội trị viêm da tiết bã Tuệ Y Đường tổng hợp đang được sử dụng phổ biến và ưa chuộng nhất hiện nay:
1. Dầu gội trị viêm da tiết bã chứa Ketoconazol – Nizoral
Nizoral là loại dầu gội được hầu hết các bác sĩ da liễu kê cho bệnh nhân viêm da tiết bã da đầu.
Thành phần chính: Ketoconazol (2g) – một hoạt chất có tính kháng nấm mạnh, trong đó có liên quan đến các vi nấm ngoài da Dermatophyte và chủng vi nấm men Pityrosporum.
Công dụng: Nizoral có tác dụng làm giảm các triệu chứng ngứa và bong tróc vảy da đầu. Vì vậy chúng được dùng để điều trị và dự phòng các bệnh liên quan đến da đầu như viêm da tiết bã, gàu, lang ben, vảy nến và á sừng.
Cách sử dụng:
- Gội tóc và vùng da bị á sừng bằng dầu gội Nizoral.
- Để cho dầu gội tiếp xúc với tóc và da đầu 3 – 5 phút trước khi xả nước.
- Sử dụng liên tục mỗi tuần 2 lần trong 2 – 4 tuần liên tiếp.
Thận trọng: Có thể bị kích ứng da khi dùng dầu gội Nizoral ngay sau 1 đợt điều trị kéo dài bằng Corticoid.
2. Dầu gội Snow Clear
Cũng giống như Nizoral, Snow Clear cũng là một loại dầu gội chứa hoạt chất chống nấm, có mặt phổ biến trong các đơn thuốc trị các bệnh về da đầu, trong đó có viêm da tiết bã.
Thành phần chính: Ketoconazole, Clobetasol Propionate. Ketoconazole là một hoạt chất chống nấm phổ rộng. Clobetasol Propionate thuộc nhóm kháng viêm steroid, đồng thời dự phòng viêm nhiễm da đầu.
Công dụng: Dạng dầu gội này có tác dụng làm mềm biểu bì da, hạn chế tình trạng tạo và bong sừng trên da đầu. Đồng thời, sản phẩm còn giúp phòng và điều trị các bệnh do nấm men và nấm da gây ra trên da đầu.
Hướng dẫn sử dụng:
- Bệnh nhân chỉ sử dụng tối đa 4 lần/tuần.
- Khi thấy các triệu chứng giảm xuống thì nên duy trì sử dụng 1 – 2 lần/tuần.
3. Dầu gội trị viêm da tiết bã chứa Acid Salicylic
Acid Salicylic là một trong những lựa chọn hàng đầu của các bác sĩ da liễu khi chữa bệnh viêm da tiết bã
Thành phần chính: Acid salicylic. Đây là một hoạt chất có đặc tính chống viêm, bong sừng.
Công dụng:
- Ức chế sự phát triển của cac vi sinh vật cơ hội gây bệnh trên da đầu.
- Tạo môi trường axit làm mềm lớp biểu bì, kích thích quá trình loại bỏ lớp sừng dư.
Cách dùng:
- Dùng 3 lần/tuần, liên tục trong 2 – 4 tuần.
- Để dự phòng tái phát nên sử dụng 1 lần/tuần hoặc 1 lần/tuần.
Tác dụng phụ:
- Acid salicylic liều cao có thể gây kích ứng da hoặc rụng tóc. Do vậy, cần dùng đúng liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và bác sĩ chuyên khoa.
- Không nên để dầu gội Acid salicylic dính vào niêm mạc mắt, miệng hoặc mũi hoặc tồn đọng trên da đầu, tóc sau khi gội xong.
Chống chỉ định:
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
- Trẻ em dưới 12 tuổi
Danh sách dầu gội chứa Acid salicylic mà Tuệ Y Đường gợi ý bạn đọc có thể tham khảo:
- Neutrogena T/Sal Therapeutic Shampoo-Scalp Build với 3% Acid salicylic (giá trung bình 295.000 VNĐ/ chai 133ml).
- Dầu gội Avalon organics
4. Dầu gội Redwin Coal Tar Fragrance
Thành phần chính: Aloe vera và một số thành phần chiết xuất từ than đá
Công dụng:
- Kháng khuẩn, kháng nấm, ngừa viêm nhiễm và kích ứng da đầu
- Ức chế hoạt động của những tế bào tăng sinh do vảy nến gây ra, từ đó ngăn chặn được tình trạng da đầu bị tróc vảy.
- Cung cấp độ ẩm, vitamin và khoáng chất cùng 19 loại acid amin, enzym đa dạng giúp làm mềm lớp sừng, giảm bong sừng, bong vảy và hồi phục tổn thương da đầu.
- Làm sạch và cân bằng độ ẩm cho da đầu, kiểm soát bã nhờn, trị chấy, trị gàu và làm mềm tóc.
Cách dùng:
- Dùng 2 lần/tuần, liên tục trong 2 – 4 tuần.
- Để phòng tái phát nên sử dụng dự phòng mỗi tuần một lần.
Tác dụng phụ: Có thể bị viêm nang lông, viêm nang tóc, viêm da ở ngón tay, hội chứng xơ cứng bì và teo da cục bộ, tình trạng viêm da tróc vảy, ung thư biểu mô tế bào vảy.. nếu dùng liều lượng cao.
Chống chỉ định:
- Trẻ em dưới 15 tuổi
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
Giá tham khảo: Khoảng 200.000vnđ/chai 250ml
5. Dầu gội đầu chứa Selenium sulfide
Selenium sulfide cũng là một chất có khả năng chống nấm, giảm kích ứng và ngứa da đầu. Hoạt chất này cũng còn có tác dụng làm mềm sừng và hạn chế quá trình tạo sừng trên da đầu. Do đó làm giảm các triệu chứng bệnh á sừng hiệu quả.
Các sản phẩm có thể tham khảo: Dầu gội Head & Shoulder, dầu gội Selsun Blue.
6. Dầu gội trị viêm da tiết bã da đầu chứa Kẽm Pyrithione
Kẽm Pyrithione có tác dụng loại bỏ và tiêu diệt một số loại vi khuẩn phổ biến gây bệnh trên da đầu, giảm bong vảy do bệnh á sừng.
Các loại dầu gội thuộc phân nhóm trên gồm có:
- Đầu & Vai Thêm Sức mạnh, Gàu ngã…
- Các sản phẩm dầu gội không kê đơn trên chứa nồng độ kẽm pyrithione tương đối cao (khoảng từ 1 – 2%).
7. Gội đầu trị viêm da tiết bã bằng dầu dừa
Dầu dừa là nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc dân gian trị bệnh ngoài da, trong đó có viêm da tiết bã. Không chỉ được sử dụng để bôi thoa lên các vùng da bị bệnh, dầu dừa còn có thể dùng như 1 loại dầu gội hữu ích để chữa bệnh viêm da tiết bã da đầu.
Công dụng:
- Tăng cường độ ẩm, làm mềm lớp biểu bì, hạn chế tình trạng bong tróc da đầu
- Giảm khô và ngứa da đầu
- Phục hồi và làm mượt tóc
Cách làm:
- Chuẩn bị 5ml dầu dừa và 2 – 3 giọt tinh dầu sả. Trộn đều.
- Làm ướt tóc và thoa đều hỗn hợp trên vào da đầu và ủ trong khoảng 10 phút.
- Gội lại với nước sạch.
- Nên gội 2 lần mỗi tuần để có kết quả tốt nhất.
8. Gội đầu bằng bồ kết trị viêm da tiết bã
Công dụng:
- Chống viêm, chống nhiễm khuẩn
- Loại bỏ lớp tế bào thừa hình thành sừng
- Làm mềm và phục hồi da đầu
- Làm mượt và giúp tóc chắc khỏe
Cách làm:
- Nướng 4-5 quả bồ kết cho thơm vàng rồi cho vào siêu nước đun nóng lên.
- Dùng nước này để gội đầu 2 ngày/ lần.
9. Dùng giấm táo và tinh dầu sả thay dầu gội
Cách làm: Trộn 1 thìa giấm táo với 2-3 giọt tinh dầu sả. Làm tương tự như với dầu dừa. Thực hiện 2 lần/tuần.
Công dụng: Tăng cường độ ẩm, làm mềm da đầu, hạn chế tình trạng bong vảy và ngứa da đầu.
Hướng dẫn cách sử dụng dầu gội trị viêm da tiết bã da đầu
Với những loại dầu gội sử dụng nguyên liệu tự nhiên như bồ kết, dầu dừa, giấm táo khá an toàn và lành tính, người bệnh chỉ cần chăm chỉ thực hiện theo đúng hướng dẫn. Thời gian phát huy hiệu quả của những loại dầu gội “tự nhiên” này có thể phụ thuộc vào cơ địa mỗi người.
Với những loại dầu gội chuyên dụng chứa thành phần hoạt chất mạnh, sử dụng không đúng cách có thể khiến bạn gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Do vậy, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn cần chú ý:
- Dùng đúng liều lượng theo nhà sản xuất hướng dẫn hoặc bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Với những người có da đầu nên sử dụng 2 lần/tuần.
- Nếu sử dụng liên tục trong 8 tuần, mà không thấy các triệu chứng bệnh tiến triển tốt hơn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đổi loại dầu gội khác.
- Có thể giảm liều để dự phòng tái phát nếu bệnh đã giảm hẳn.
- Trong quá trình gội đầu không được cố gắng làm sạch lớp sừng bằng cách cào gãi chân tóc.
- Thận trọng khi sử dụng lược trong quá trình điều trị. nên dùng các loại lược có răng thưa và chải tóc nhẹ nhàng.
- Trong quá trình sử dụng dầu gội trị viêm da tiết bã, nếu thấy cơ thể gặp phải các vấn đề bất thường, bạn cần mau chóng thông báo cho các bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt, tránh xa các tác nhân có thể làm nặng hơn tình trạng á sừng của mình như chất tẩy rửa, hóa chất, xà phòng….
Sử dụng các loại dầu gội trị viêm da tiết bã là giải pháp hỗ trợ không thể thiếu khi điều trị bệnh. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một giải pháp hỗ trợ điều trị. Vậy nên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn tốt nhất, bạn nên tham vấn bác sĩ về cách lựa chọn dầu gội và kết hợp các phương pháp điều trị chính thống hợp lý.
Mọi thắc mắc hay câu hỏi về da liễu bạn đọc có thể liên hệ với BS.CKII Trần Thị Thu Huyền hoặc Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp kịp thời nhé!