5 CÁCH GIẢM ĐAU LƯNG DO TUỔI TÁC

Đau lưng là một trong những biểu hiện thường gặp nhất ở người trên 60 tuổi. Mặc dù không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa được nhưng khi thực hiện những biện pháp và bài tập nhẹ nhàng có thể giảm thiểu sự khó chịu này.

BS CKII Trần Thị Thu Huyền cùng Đông y Tuệ Y Đường sẽ chia sẻ cho bạn 5 cách giảm đau lưng do tuổi tác qua bài viết sau đây.

>>>  Có thể bạn quan tâm: Phòng tránh đau nhức xương khớp khi giao mùa

5 CÁCH GIẢM ĐAU LƯNG DO TUỔI TÁC
5 CÁCH GIẢM ĐAU LƯNG DO TUỔI TÁC

1. Tại sao đau lưng lại tăng lên theo tuổi tác

Thoái hóa

TS. Woo Jin Lee, chuyên gia quản lý cơn đau tại Mỹ giải thích, sau nhiều thập kỷ hoạt động, các bộ phận của cột sống như đĩa đệm có thể bắt đầu bị thoái hóa, khiến các khớp cọ xát vào nhau và bị viêm. Nhân keo gelatin nằm giữa mỗi đĩa đệm cột sống có thể bắt đầu mất độ ẩm, làm tăng nguy cơ đau và chấn thương như rách hoặc thoát vị đĩa đệm.

Những vấn đề này có thể gây khó chịu ở bất kỳ vị trí nào trên cột sống, bao gồm cả cổ. Nhưng vị trí dẫn đến đau nhức thường gặp nhất là lưng dưới (do là vị trí chống đỡ phần lớn trọng lượng cũng như sự di chuyển).

Tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe có thể gây nên đau lưng

Theo Cleveland Clinic, sự hao mòn bình thường xảy ra theo tuổi tác đôi khi có thể tạo tiền đề cho các bệnh mạn tính ở lưng. Một số nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:

  • Hẹp ống sống,‌ nơi tủy sống và các dây thần kinh bị nén và gây đau lưng, cổ và yếu ở cánh tay hoặc chân.
  • ‌Trượt đốt sống‌, xảy ra khi một đốt sống ở cột sống trượt về phía trước vào một đốt sống khác.
  • ‌Viêm khớp, nơi sụn trong cột sống trở nên mỏng và bị viêm.

Một vấn đề khác có nhiều khả năng xảy ra là chứng loãng xương, xương trở nên yếu và dễ gãy hơn. Loãng xương có thể dẫn đến gù nếu xương ở cột sống bị ảnh hưởng, dẫn đến tư thế sai và đau.

>>> Có thể bạn quan tâm: Tác dụng của chữa đau vai gáy bằng xoa bóp bấm huyệt

Bệnh nhân điều trị đau lưng bằng xoa bóp bấm huyệt tại phòng khám Tuệ Y Đường
Bệnh nhân điều trị đau lưng bằng xoa bóp bấm huyệt tại phòng khám Tuệ Y Đường

Khả năng bị thương cao hơn

Khi bị loãng xương có thể gây ra những vết nứt cột sống nhỏ được gọi là gãy xương vi mô. Những vết gãy này không xảy ra do tai nạn như vấp ngã, mà thay vào đó, có thể phát triển khi xương ở cột sống không đủ cứng để hỗ trợ trọng lượng hoặc các hoạt động hằng ngày của bạn. Tình trạng này có thể biểu hiện đơn giản là đau thắt lưng, TS. Lee cho biết.

Gãy xương siêu nhỏ không phải là chấn thương duy nhất có thể khiến lưng bạn bị đau. Theo Mayo Clinic, việc nâng vật nặng lặp đi lặp lại hoặc các cử động đột ngột như vặn hoặc xoay người có thể làm căng cơ hoặc dây chằng ở lưng hoặc thậm chí là cơn co thắt đau đớn.

Thói quen, lối sống không lành mạnh

Một lối sống ít vận động có thể làm cho lưng và các cơ cốt lõi của cơ thể yếu hơn, khiến bạn dễ bị sai tư thế và dễ bị chấn thương.

Bên cạnh đó, tăng cân, có xu hướng trở nên phổ biến hơn theo tuổi tác, có thể gây căng thẳng cho lưng và dẫn đến cảm giác khó chịu.

2. Làm thế nào để kiểm soát đau lưng liên quan đến tuổi tác

Việc kiểm soát cơn đau lưng phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Thay đổi lối sống thường có thể tạo ra sự khác biệt (đặc biệt khi bạn lên một kế hoạch riêng để giảm đau lưng), nhưng đôi khi các phương pháp điều trị khác như thuốc hoặc thậm chí phẫu thuật có thể cần thiết.

Chú ý đến tư thế

Theo BS CKII Trần Thị Thu Huyền, giữ thẳng cột sống hàng ngày là cách hiệu quả nhất để tăng cường sức khỏe cột sống. Nguyên nhân do khi gập lưng sẽ khiến lưng và các cơ cốt lõi (gồm 35 nhóm cơ khác nhau được kết nối từ cột sống vào xương chậu) trở nên yếu, căng và cứng, có thể dẫn đến hoặc làm cơn đau trầm trọng hơn.

Tích cực vận động

Hầu hết bệnh nhân đều cho rằng khi bị đau lưng thì cần phải nghỉ ngơi và không cần hoạt động nhiều để tránh đau lưng hơn. Nhưng quan niệm này là sai lầm do khi ít vận động sẽ khiến cơ lưng yếu đi, có thể khiến tình trạng khó chịu trở nên trầm trọng hơn.

Chính vì vậy, người bệnh cần cố gắng thực hiện các hoạt động thể dục nhịp điệu nhẹ nhàng hằng ngày kết hợp với một vài buổi tập các hoạt động tăng cường sự dẻo dai và tăng cường sức mạnh cho lưng, như nâng tạ hoặc yoga.

Nâng vật nặng đúng tư thế

Theo Mayo Clinic, khi cần nâng một vật nặng, hãy gập người ở đầu gối chứ không phải ở lưng. Cố gắng duy trì tư thế bình thường trong khi mang đồ vật (không ngả người hoặc cúi người về phía trước) và tránh vặn hoặc xoay người đột ngột.

Bổ sung dưỡng chất nuôi sụn khớp

Quá trình thoái hóa sụn khớp là không thể tránh khỏi nhưng cũng hoàn toàn có thể phòng và làm chậm quá trình này.

Người bệnh có thể cung cấp các dưỡng chất phù hợp để nuôi dưỡng và giúp tái tạo mô sụn tại các khớp, nên ăn các thực phẩm chứa nhiều acid béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ, các vitamin A, E, C có trong đậu nành, rau xanh, hạt mầm, cà rốt, cà chua, ớt, bơ…

Thường xuyên xoa bóp bấm huyệt

Xoa bóp – bấm huyệt là một kích thích vật lý, trực tiếp tác động vào da thịt, thần kinh, mạch máu và các cơ quan cảm thụ gây nên những thay đổi về thần kinh, thể dịch, nội tiết qua đó nâng cao năng lực hoạt động của hệ thần kinh, nâng cao quá trình dinh dưỡng của cơ thể.

Xoa bóp làm giãn mạch máu, tăng tuần hoàn tại chỗ, góp phần chống viêm, giảm phù nề. Luồng máu tới sẽ tăng cường trao đổi chất, mang oxy tới cho tế bào và mang đi các chất thải cặn bã….

Riêng đối với bệnh lý cơ xương khớp xoa bóp – bấm huyệt có tác dụng như sau:

– Đối với cơ: xoa bóp có tác dụng tăng tuần hoàn dinh dưỡng chuyển hoá ở cơ. Tăng cường đàn hồi, tăng khối lượng cơ, phòng chống teo cơ, tăng sức cơ, phục hồi nhanh khi cơ bị mệt mỏi sau vận động.

– Xoa bóp để cải thiện sức chịu đựng và bền bỉ của cơ đã vận động mỏi mệt.

– Xoa bóp ngăn ngừa sự mệt mỏi tích tụ trong cơ khi phải đảm nhiệm 1 công việc lâu dài (thi đấu điền kinh, thể thao…); nó cho phép thu một công cơ học lớn hơn nhiều so với công thu được sau các đợt nghỉ ngắt quãng mà không được xoa bóp.

– Như thế xoa bóp có tác dụng loại trừ các chất có hại do chấn thương gây ra, làm mau lành các chỗ thương tổn, ngăn ngừa quá trình ngạnh hóa.

– Khi xoa bóp lực của cơ mạnh hơn lên.

– Đối với gân: xoa bóp làm tăng tuần hoàn qua cơ nhờ đó gân được dinh dưỡng tốt hơn, làm gân mềm mại, tăng tính đàn hồi, tăng tầm hoạt động của khớp trong trường hợp co rút gân và dây chằng của khớp .

– Đối với khớp: tác dụng của xoa bóp khớp cũng được tăng cường dinh dưỡng bao hoạt dịch tăng tiết chất nhờn làm trơn ổ khớp, làm tăng tầm vận động đối với khớp.

– Đối với xương: tuần hoàn cơ được cải thiện khi xoa bóp làm xương được nuôi dưỡng tốt hơn, xoa bóp làm tan tụ máu cơ, chống kết dính các sợi cơ, gân trong chấn thương.

>>> Có thể bạn quan tâm: 4 bài tập giãn cơ giảm đau thần kinh tọa hiệu quả

Xoa bóp bấm huyệt theo Y học hiện đại
Xoa bóp bấm huyệt theo Y học hiện đại

Tại Đông y Tuệ Y Đường, BS CKII Trần Thị Thu Huyền chia sẻ:

  • Mỗi bệnh nhân xoa bóp bấm huyệt cơ xương khớp đều được bác sĩ thăm khám tổng quan để xác định nguyên nhân, tình trạng bệnh và đưa ra hướng điều trị để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
  • Bác sĩ lên phác đồ xoa bóp bấm huyệt châm cứu cho từng trường hợp cụ thể. Trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể kết hợp thêm với các biện pháp khác để nâng cao hiệu quả như nhiệt trị liệu, cứu ngải, khí công dưỡng sinh.
  • Trước khi trị liệu, bệnh nhân sẽ được uống trà để thư giãn cơ thể, đả thông kinh mạch, đồng thời xoa bóp bấm huyệt để làm giãn cơ. Đồng thời, bác sĩ/kỹ thuật viên sẽ tiến hành sát trùng dụng cụ châm cứu để đảm bảo an toàn.
  • Xác định vị trí huyệt đạo vùng lưng cần tác động một cách chính xác tuyệt đối theo phác đồ. Sau đó tiến hành đưa kim vào da đúng kỹ thuật.
  • Theo dõi phản ứng của bệnh nhân trong thời gian châm cứu để kịp thời xử lý những tình huống xấu có thể gặp phải.

>>> Bạn đọc có vấn đề về CƠ XƯƠNG KHỚP, gọi ngay 0789.501.555 để được tư vấn tốt nhất <<<

Xoa bóp bấm huyệt tại Đông y Tuệ Y Đường
Xoa bóp bấm huyệt tại Đông y Tuệ Y Đường

Không gian phòng khám khang trang, sạch đẹp, đội ngũ bác sỹ có kinh nghiệm dày dặn, tận tình, chu đáo, dịch vụ chăm sóc sức khỏe đạt hiệu quả cao… là lí do Tuệ Y Đường là một điểm đến không thể bỏ qua đối với người bệnh xoa bóp bấm huyệt cơ xương khớp.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi về bệnh Cơ xương khớp nói riêng và các bệnh lý khác nói chung, hãy tham khảo ý kiến Bác sĩ CKII Trần Thị Thu Huyền để được tư vấn tốt nhất qua:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.501.555 – 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

11 thoughts on “5 CÁCH GIẢM ĐAU LƯNG DO TUỔI TÁC

  1. Đức Phường says:

    Mình đã điều trị ở đây được 2 buổi và thấy tiến triển đanng rất tốt. Hy vọng bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.

  2. An says:

    Tôi có đưa bố tôi đến khám và điều trị cách đây 3 năm, hiện sức khỏe của bố tôi rất tốt và không còn tình trạng đau, rất cảm ơn đội ngũ y bác sỹ tại chuyên khoa đã tận tình điều trị

  3. Đình says:

    Điều trị được 4 buổi rồi, giwpf cũng đỡ được đến 80-90%, bs khuyên đi đủ liệu trình cho dứt điểm hẳn đây

  4. Dung says:

    Tôi chữa nhiều nơi nhưng thấy cách chăm sóc bệnh nhân ở đây hơn hẳn từ lễ tân cho đến BS đều rât ăn cần về nhà có người gọi hỏi thăm và nhắc thêm về bệnh- tôi rất hài lòng

  5. Nga says:

    Hiện tại tôi bị thoát vị đĩa đệm lưng kèm thoái hóa, đi lại khó khăn, tê bì nhiều hy vọng phòng khám hỗ trợ điều trị dứt điểm k tái trở lại

  6. Hồng says:

    Tôi ở hà tĩnh đến điều trị , ban đầu lo lắng nhưng sau vài buổi thấy đỡ hơn nhiều, sẽ theo hết liệu trình để ổn hẳn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *