Thoát vị đĩa đệm đa tầng là một dạng phức tạp của bệnh thoát vị đĩa đệm. Đây là bệnh lý xương khớp tương đối phổ biến ở người cao tuổi. Tình trạng này có nguy hiểm không? Làm thế nào để điều trị dứt điểm? Bài viết dưới đây của Tuệ Y Đường sẽ cung cấp những thông tin tổng quan cần biết về bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng.
Đĩa đệm tại đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng rất dễ bị tổn thương. Bởi đây đều là những vị trí vô cùng nhạy cảm, phải thường xuyên gánh chịu áp lực của toàn bộ cơ thể, nhất là khi chúng ta vận động liên tục hay mang vác vật nặng.
Theo thời gian, dưới tác động của quá trình lão hóa, nhiều đĩa đệm có thể bị thoát vị cùng lúc và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Khi chèn ép lên rễ dây thần kinh, các đĩa đệm thoát vị sẽ gây ra những cơn đau âm ỉ từ thắt lưng xuống chân (dọc đường đi của rễ dây thần kinh bị ảnh hưởng), kéo theo hiện tượng rối loạn cảm giác – vận động. Nếu khối đĩa đệm thoát vị quá lớn, chúng sẽ chèn ép lên tủy sống hoặc đuôi ngựa, từ đó tạo thành những cơn đau dữ dội, thậm chí dẫn đến tàn phế.
Bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng là gì?
Thoát vị đĩa đệm đa tầng là thuật ngữ mô tả tình trạng lệch khỏi vị trí ban đầu (thoát vị) của 2 – 3 (hoặc nhiều hơn) đĩa đệm cùng lúc. Khi đó, các xơ bị tổn thương nghiêm trọng, tạo nên điều kiện thuận lợi để nhân nhầy thoát ra bên ngoài, chèn ép lên tủy sống và rễ dây thần kinh. Đây chính là khởi nguồn của cảm giác đau nhức khó chịu ở cột sống, nhất là tại một số đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng.
Bệnh lý này tương đối phức tạp, thường dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, làm suy giảm chất lượng cuộc sống cũng như đe dọa đến tính mạng của các bệnh nhân.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng có thể xuất phát từ tuổi tác, chấn thương, tình trạng tăng cân – béo phì, thói quen vận động sai tư thế, tính chất công việc nặng nhọc hoặc một số căn bệnh về cột sống, cụ thể:
- Tuổi tác: Khi chúng ta tuổi cao sức yếu, quá trình lão hóa sẽ diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Lúc này, hệ thống cột sống bắt đầu thoái hóa từ từ, đĩa đệm cũng mất dần độ đàn hồi tự nhiên và rất dễ lệch khỏi vị trí ban đầu.
- Tăng cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể vượt mức là một trong những tác nhân hàng đầu khiến cột sống chèn ép lên dây thần kinh, đồng thời hình thành áp lực to lớn buộc đĩa đệm căng giãn quá mức.
- Vận động sai tư thế: Nếu hoạt động sai tư thế, chúng ta có thể vô tình làm tổn thương đĩa đệm. Thời gian trôi qua, bạn có thể mắc bệnh thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm ở cổ hoặc lưng.
- Chấn thương: Các chấn thương do gặp tai nạn khi tham gia giao thông hoặc vận động quá mạnh lúc chơi thể thao sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên hệ thống sụn khớp, từ đó dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng.
- Một số vấn đề khác: gù lưng, cong vẹo cột sống, dị tật bẩm sinh…
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể bị bệnh này nếu thường xuyên ăn uống thiếu chất, sử dụng chất kích thích, làm việc nặng nhọc…
Triệu chứng điển hình
Dấu hiệu nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng tương tự bệnh thoát vị đĩa đệm thông thường nhưng xuất hiện với mức độ nghiêm trọng hơn:
- Cảm thấy đau nhức từ cột sống cổ xuống vùng thắt lưng và lan dọc hai chân
- Mức độ cơn đau tăng dần theo thời gian và không có dấu hiệu thuyên giảm
- Đi đứng, cử động khó khăn
- Rối loạn cảm giác ở các chi bị rễ dây thần kinh tương ứng chèn ép
Vì không mang tính chất đặc trưng, điển hình nên những biểu hiện này rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý cột sống khác. Do đó, bệnh nhân cần chủ động thăm khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường để được chẩn đoán chính xác và hướng dẫn điều trị đúng hướng.
Bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng có nguy hiểm không?
Khi mắc phải căn bệnh này, bệnh nhân phải đối mặt thường xuyên với nhiều cơn đau nhức dữ dội tại vùng cột sống. Không chỉ dừng lại ở đó, khi bệnh tình chuyển biến nặng nề, bạn buộc phải gánh chịu nhiều biến chứng khó lường. Nhìn chung, các biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng nguy hiểm gấp 2 – 3 lần các biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm thông thường.
- Rối loạn thần kinh thực vật: Tình trạng thoát vị đĩa đệm đa tầng sẽ chèn ép lên nhiều rễ dây thần kinh, từ đó gây ra hàng loạt vấn đề như: ù tai, chóng mặt, đổ mồ hôi, đau tức ngực, buốt hốc mắt, mất thăng bằng, thay đổi thân nhiệt…
- Teo cơ: Bệnh lý này khiến khí huyết lưu thông kém đi rõ rệt. Vì vậy, các cơ bị chèn ép không được cung cấp đầy đủ lượng oxy và dưỡng chất cần thiết. Theo thời gian, chúng dần dần teo nhỏ và bị giới hạn hoạt động đáng kể.
- Bại liệt, tàn phế: Đây chính là biến chứng tồi tệ nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng. Nhiều bệnh nhân đã mất đi chức năng vận động, buộc phải di chuyển bằng xe lăn, thậm chí nằm liệt giường vĩnh viễn.
Phương pháp điều trị
Điều trị nội khoa, tập vật lý trị liệu, phẫu thuật can thiệp và áp dụng các bài thuốc Đông y chính là những giải pháp đẩy lùi bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng phổ biến nhất hiện nay.
Vật lý trị liệu
Kế thừa tinh hoa y học cổ truyền, phương pháp vật lý trị liệu có thể giảm đau hiệu quả, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, củng cố chức năng vận động và hạn chế tái tái phát vô cùng hiệu quả.
Các kỹ thuật vật lý trị liệu dành riêng cho bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng bao gồm: ứng dụng nhiệt, chiếu bước sóng ngắn, chiếu tia laser hoặc tia hồng ngoại, kéo giãn cột sống…
Điều trị nội khoa
Sau khi thăm khám cẩn thận, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc giãn cơ… để kiểm soát và đẩy lùi triệu chứng. Tuy nhiên, cách chữa này chỉ phát huy hiệu quả trong một khoảng thời gian ngắn. Việc dùng thuốc liều cao thường xuyên và lâu dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến với thận, gan và dạ dày.
Ngoài ra, bạn cần trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ chuyên khoa trong quá trình uống thuốc, nhằm chủ động phòng tránh một số tác dụng không mong muốn đối với sức khỏe tổng thể.
Phẫu thuật can thiệp
Phẫu thuật đĩa đệm thường đi kèm rất nhiều rủi ro vì đây vốn là bệnh lý phức tạp, liên quan mật thiết đến nhiều vị trí khác nhau trên cột sống. Trong quá trình tiến hành ca mổ, chỉ cần một vài sai sót nhỏ cũng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng và nặng nề.
Theo thống kê, khoảng 90% trường hợp thoát vị đĩa đệm đa tầng có thể được chữa khỏi bằng thuốc Tây và hoàn toàn không cần phẫu thuật. Hơn nữa, công tác điều trị nội khoa còn giúp bệnh nhân tiết kiệm rất nhiều chi phí, đồng thời giảm thiểu nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm sau khi phẫu thuật (nhiễm trùng, đau nhức dai dẳng, thoái hóa cột sống, liệt tứ chi…).
Khi bệnh tình chuyển biến tồi tệ, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định mổ đĩa đệm theo một trong các hình thức sau:
- Phẫu thuật nội soi
- Mổ thoát vị đĩa đệm đa tầng bằng tia laser
- Phẫu thuật bằng robot
- Mổ thoát vị đĩa đệm đa tầng bằng sóng radio
Áp dụng bài thuốc Đông y
Bên cạnh 3 phương pháp điều trị trên, người bệnh có thể chữa bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng bằng cách uống hoặc đắp thuốc Đông y. Những bài thuốc này sở hữu ưu điểm an toàn, lành tính, tiết kiệm và có thể phát huy hiệu quả lâu dài.
Theo các lương y, thành phần thảo dược tự nhiên giúp giảm đau, hoạt huyết, tăng cường sản sinh dịch khớp, chữa lành tổn thương, hạn chế áp lực lên đĩa đệm và bồi bổ gân cốt. Nhìn chung, nếu được áp dụng đúng cách, các bài thuốc y học cổ truyền sẽ mang đến kết quả khả quan và hầu như không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa cẩn thận trước khi dùng thuốc.
Người bị thoát vị đĩa đệm có nên tập thể dục không?
Người bị thoát vị đĩa đệm có nên tập thể dục không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo BS Trần Thu Huyền- Trưởng Khoa Đông Y Phòng Khám Đông Y Tuệ Y Đường, nếu áp dụng đúng và phù hợp các động tác thể dục sau thì sẽ góp phần cải thiện bệnh lý này rất hiệu quả.
1. Yoga
Yoga là môn thể thao người bị thoát vị đĩa đệm nên tập. Bởi những bài tập này có tác dụng rất tốt đối với những người mắc các vấn đề về lưng, nhất là với những người bị bệnh thoát bị đĩa đệm.
Nếu người bệnh tập yoga và giữ nguyên các tư thế trong vòng 10 – 60 giây, chúng sẽ giúp tăng cường sức cơ ở lưng và bụng. Từ đó, làm cơ thể duy trì được tự thế thẳng đứng cùng những chuyển động phù hợp. Cảm giác đau đớn ở vùng lưng sẽ được giảm xuống khi cơ khỏe mạnh.
Chưa hết, tập các bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm còn có tác dụng kéo giãn một số cơ khác, tăng cường hoạt động, đẩy lùi các vấn đề cơ xương khớp. Nó cũng sẽ làm tăng lưu lượng máu, tạo điều kiện thuận lợi cho các chất dinh dưỡng được lưu thông tốt hơn.
2. Đi bộ
Nếu băn khoăn người bị thoát vị đĩa đệm có nên tập thể dục không, chắc hẳn là bạn đã có câu trả lời. Tuy nhiên, nên tập môn thể thao nào khi bị bệnh thì đi bộ chính là một sự lựa chọn vô cùng tốt, đặc biệt là với người thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Để bài tập mang đến tác dụng tốt, người bệnh nên đi bộ hàng ngày. Mỗi lần thực hiện trong thời gian khoảng 30 – 45 phút vào các buổi sáng, chiều hoặc vào những thời gian rảnh. Vì đây là bài tập đơn giản, dễ thực hiện nên phù hợp cho nhiều đối tượng khác nhau.
Lúc mới bắt đầu, người bệnh nên đi chậm. Những thời gian sau đó, nên bước nhanh hơn nhưng thực hiện nhẹ nhàng và dứt khoát. Vì đi bộ thường dễ gây mất sức, nên khi đi bộ người bệnh cần thở sao cho đều. Hãy hít thở bằng mũi, sau đó nhẹ nhàng thở ra bằng miệng. Bên cạnh đó, cần chú ý đến tư thế đúng khi đi. Nên giữ đầu thẳng đứng, nhìn thẳng về phía trước, lưng thẳng, vai, cánh tay để thoải mái và đánh một cách tự nhiên, nhẹ nhàng.
3. Đạp xe
Đây cũng là bài tập thể dục tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm mà chúng ta cần nhắc đến. Đạp xe đảm bảo được lượng cơ sử dụng để kéo giãn cột sống, làm giảm áp lực lên vùng đĩa đệm.
Vì khi đạp xe dây chằng sẽ trở nên linh họat hơn, cơ xương được dai, lưu lượng máu cũng được tăng lên. Chính vì vậy mà rễ thần kinh không còn bị chèn ép, tình trạng thần kinh cũng được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, khi đạp xe người bệnh cũng cần phải lưu ý một vài điều sau đây:
- Giữ tư thế đúng là ngồi với lưng thẳng, thoải mái, không cúi đầu để tránh lệch vẹo lưng hông.
- Nên đi trên những con đường bằng phẳng và tăng dần quãng đường di chuyển. Tốt nhất là nên bắt đầu với quãng đường từ 1 – 2km.
- Chú ý đạp xe với cường độ vừa phải, nhẹ nhàng, từ từ, thư giãn. Đồng thời kết hợp với việc hít vào thở ra nhẹ nhàng để không bị mất sức.
- Lựa chọn những loại xe đạp có chiều cao yên vừa phải, độ rộng yên vừa phải và có thể điều chỉnh tay lái dễ dàng. Nếu không có thời gian hoặc điều kiện không cho phép đi xe đạp bên ngoài, bạn có thể tập xe đạp thể thao trong nhà.
Bên cạnh những môn thể thao tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm, có những môn thể thao mà người bệnh nên tránh. Sau đây là những môn thể thao không nên tập khi bị thoát vị đĩa đệm:
- Chạy bộ
- Tập Gym
- Các môn thể thao đòi hỏi vặn người như chơi golf, tennis, cầu lông…
- Bóng đá
- Bóng rổ
- Động tác ngồi xổm
- Những bài tập có động tác giữ thẳng chân
- Động tác ngồi xổm
Trên đây là lời giải đáp cho vấn đề người bị thoát vị đĩa đệm có nên tập thể dục không và một số môn thể thao nên tập dành cho người bệnh. Tập luyện thể dục thể thao đem lại nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể. Nhưng để đảm bảo an toàn, bạn cũng nên chú ý hơn trong việc lựa chọn bài tập và tư thế tập.
Thoát vị đĩa đệm đa tầng là bệnh lý xương khớp tương đối nghiêm trọng. Vì vậy, bạn hãy chủ động phòng ngừa ngay từ bây giờ bằng cách tập luyện thể dục điều độ, bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết, tăng cường dung nạp rau xanh, trái cây, ngũ cốc và làm việc điều độ, nghỉ ngơi hợp lý.
Mọi thắc mắc về bệnh xin gửi về BS CKII Trần Thu Huyền hoặc Phòng Khám Đông Y Tuệ Y Đường để được giải đáp cụ thể nhất Chúc quý bạn đọc thật nhiều sức khỏe.