NHỌ NỒI- VỊ THUỐC CHỮA RONG KINH ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ

Nhọ nồi là cây thuốc mọc dại quanh vườn, thường được dân gian sử dụng để cầm máu vết thương và còn rất tốt trong điều trị rong kinh ở nữ giới.

Dùng lá nhọ nồi chữa rong kinh là một trong những mẹo dân gian được nhiều người áp dụng. Đây là biện pháp được nhiều người đánh giá cao về hiệu quả.

Tuy nhiên, nhọ nồi có tác dụng như thế nào đối với chị em phụ nữ bị rong kinh? Bài thuốc áp dụng ra sao. Hãy cùng Tuệ Y Đường tìm hiểu nhé  Dưới đây là cách áp dụng cụ thể:

Rong kinh- cỏ nhỏ nồi điều trị rong kinh

Rong kinh là gì?

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài trong khoảng 28 – 32 ngày, thời gian hành kinh trung bình 3 – 5 ngày, mất đi khoảng 50 – 80ml máu. Máu kinh thường có màu đỏ sẫm, không đông, có nhiều chất vụn của tế bào niêm mạc âm đạo, tử cung và các vi khuẩn có sẵn trong âm đạo. Rong kinh là hiện tượng hành kinh đúng chu kỳ kinh nguyệt nhưng kéo dài trên 7 ngày và mất đi lượng máu vượt quá 80ml/chu kỳ.

Rong kinh rong huyết có biểu hiện là kinh nguyệt ra nhiều, mỗi lần thay băng cần phải sử dụng tới 2 băng vệ sinh và cần thay băng liên tục mỗi giờ. Về ban đêm, kinh nguyệt vẫn ra nhiều. Máu kinh thường đóng thành cục lớn và phụ nữ hay bị đau bụng dưới. Nếu rong kinh kèm theo cường kinh trong thời gian dài thì phụ nữ thường có dấu hiệu mệt mỏi, hay thở dốc, có những triệu chứng của tình trạng thiếu máu.

Sơ lược về vị thuốc nhọ nồi.

Cỏ nhọ nồi còn có tên cỏ mực, hạn liên thảo, lệ trường, phong trường, mạy mỏ lắc nà (Tày), nhả cha chát (Thái)…họ Cúc (Asteraceae) là loài thân thảo, thân tròn màu  lục hoặc đỏ tía, có lông cứng, cao độ 40 cm. Lá mọc đối hình mác.

Cụm hoa màu trắng, mọc ở ngọn thân hoặc kẽ lá thành đầu. Quả bế, có 3 cạnh, hơi dẹt.

Dù là cây cỏ thường mọc hoang ở nhiều nơi, nhưng lại rất hữu ích trong việc chữa bệnh. Theo Đông y, cỏ nhọ nồi không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, chảy máu cam, mề đay…

Ở Việt Nam cỏ nhọ nồi phân bố ở hầu hết các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và miền núi ở độ cao 1500 m. Vị thuốc là bộ phận trên mặt đất của cây. Có thể dùng cây tươi, hoặc cây khô.

Nếu dùng khô, trước khi cây ra hoa, cắt lấy bộ phận trên mặt đất, phơi khô. Khi dùng, rửa sạch, để ráo nước, cắt đoạn 3 – 5 cm, phơi khô.

Tùy theo yêu cầu có thể sao qua hoặc sao cháy để tăng tác dụng cầm máu của vị thuốc.

Theo tài liệu tại Ấn Độ, cỏ nhọ nồi được dùng trị bệnh gan, vàng da và làm thuốc bổ tổng quát, ăn khó tiêu, choáng váng, chữa đau răng, giúp lành vết thương. Tại Trung Quốc, toàn cây làm chất cầm máu, trị đau mắt, ho ra máu, tiểu ra máu, đau lưng, sưng gan, vàng da.

Tại nước ta, Viện Dược liệu từng nghiên cứu tác dụng cầm máu và độc tính của cỏ nhọ nồi cho thấy cây có khả năng chống lại tác dụng của dicumarin (thuốc chống đông), cầm máu ở tử cung, tăng trương lực tử cung…

Vị thuốc này còn được dùng trong điều trị sốt xuất huyết, bệnh nha chu, trị sưng gan, sưng bàng quang, sưng đường tiểu, trị mụn nhọt đầu đinh, bó ngoài giúp liền xương… hỗ trợ điều trị ung thư và nhiều bệnh khác.

Người đại tiện lỏng, tỳ vị hư hàn không nên dùng.

Công dụng chữa rong kinh bằng nhọ nồi

Điều trị rong kinh bằng nhọ nồi

Cây nhọ nồi (cỏ mực) có tên khoa học là Eclipta alba Hassk (họ Asteraceae). Đây là cây thân thảo, mọc hoang, được biết đến như một loại thảo dược có công dụng chữa bệnh.

Theo Y học cổ truyền, nhọ nồi có vị ngọt, hơi chua, tính mát đi vào hai kinh Can, Thận. Cây nhọ nồi có tác dụng chỉ huyết, bổ thận, thanh can nhiệt.

Nó thường được dùng chữa xuất huyết nội tạng. Do đó, từ lâu cỏ mực được dùng để chữa nhiều bệnh như thổ huyết, tiểu tiện ra máu, hoặc cơ thể gặp tình trạng rong kinh…

Nghiên cứu của y học hiện đại cho biết, trong cây nhọ nồi có tinh dầu, tanin, chất đắng, ecliptin. Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu khẳng định cỏ mực giống như một loại vitamin K, tác dụng chống discumarin, chống chảy máu tử cung.

Từ những thông tin trên có thể thấy, việc dùng lá nhọ nồi chữa rong kinh là có cơ sở. Do đó, chị em phụ nữ nếu bị hiện tượng rong kinh có thể áp dụng các bài thuốc từ cây cỏ mực để giảm hiện tượng này.

Dùng cỏ nhọ nồi điều trị bệnh trong những trường hợp nào.

Nhọ nồi điều trị rong kinh

Cỏ nhọ nồi chứa tinh dầu, tanin, chất đắng, alcaloid,  các dẫn chất thiophen, như dithienyl acetylen ester, α terthienyl, terthienyl aldehyd ecliptal, các chất wedelolacton, stigmasterol, sitosterol, daucosterol; saponin: ecliptasaponin A, B, C.

ỏ nhọ nồi có tác dụng cầm máu do tăng tổng lượng prothrombin trong máu. Với liều 3g/kg chuột, tăng thời   gian Quick rõ rệt, tăng trương lực của tử cung cô lập, tăng prothrombin, không làm tăng huyết áp, không giãn mạch, còn tác dụng ức chế một số chủng vi khuẩn, tụ cầu vàng, liên cầu, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn than, trực khuẩn đại tràng.

Theo Y học cổ truyền, cỏ nhọ nồi có tác dụng lương huyết chỉ huyết, tư âm bổ thận. Dùng trị các chứng xuất huyết, thổ huyết, khái huyết, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, trĩ ra máu, băng huyết, ngoài ra cây nhọ nồi chữa đau dạ dày, lá nhọ nồi hạ sốt, …

Liều dùng, ngày 6 – 12g, dạng thuốc sắc hoặc thuốc tán, dùng tươi, lượng 50 – 100g, vò lấy dịch uống.

Lá nhọ nồi chữa rong kinh

Chữa rong kinh bằng cây cỏ mực  được lưu truyền trong dân gian từ lâu với nhiều bài thuốc khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là hai cách được nhiều người áp dụng và cho biết nó đạt hiệu quả cao nhất.

Cách 1:

Sử dụng nước ép lá nhọ nồi là cách chữa bệnh đơn giản và dễ thực hiện nhất. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: Cây nhọ nồi (2 – 3 năm)
  • Thực hiện: Bạn rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong khoảng 3 phút. Để ráo rồi đó cho vào máy xay nhuyễn. Tiếp đó bạn lọc bỏ bã, để lại nước cốt. Trong thời gian hành kinh, bạn hãy uống nước ép nhọ nồi này thường xuyên để cải thiện tình hình bệnh.
  • Công dụng: Nước ép nhọ nồi không quá khó uống, cho nên bạn có thể uống ngày 2 – 3 lần sẽ cho thấy giảm hẳn tình trạng rong kinh mà trước đó bạn mắc phải.
Những cách điều trị rong kinh từ cỏ nhọ nồi

Cách 2:

Chuẩn bị:

  • 2 nắm lá cỏ mực
  • Đào nhân
  • Ích mẫu
  • Uất kim
  • Bách thảo sương
  • Nga truật
  • Tóc rối đã đốt thành than

Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên vào nồi đun chung với 600ml nước.

Để lửa to đến khi nồi nước sôi thì bật nhỏ lại, để lửa riu riu và đun tiếp cho đến khi nước cạn còn 1/3 thì tắt bếp. Mỗi ngày, bạn uống một thang thuốc như vậy cho đến khi hiện tượng rong kinh giảm bớt.

Cách 3:

  • Chuẩn bị: Cỏ mực, ích mẫu, đào nhân, bách thảo sương, uất kim, nga truật (liều lượng bằng nhau); tóc rối (1 ít).
  • Thực hiện: Tóc rối bạn đem đốt thành than. Tất cả các vị thuốc khác rửa sạch sau đó cho vào nồi cùng 600ml nước. Bạn cho cả tóc rối đã đốt vào và đun sôi. Bạn đun cho đến khi thuốc cạn còn khoảng 200ml thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 2 phần uống vào buổi sáng hoặc tối.
  • Công dụng: Kiên trì dùng bài thuốc lá nhọ nồi chữa rong kinh hằng ngày. Trong thời gian bị rong kinh, mỗi ngày một thang sẽ thấy hiện tượng rong kinh giảm dần. Sau một vài đợt dùng thuốc, tình trạng rong kinh sẽ hết.

Những điều cần lưu ý khi chữa rong kinh bằng cây nhọ nồi

Có thể nói, áp dụng bài thuốc chữa rong kinh bằng nhọ nồi mang đến kết quả khá khả quan, phù hợp cho nhiều người. Nó còn tốt cho người bị đầy bụng, tiêu chảy, người bị chứng khó tiêu.

Do đó, để áp dụng bài thuốc từ lá nhọ nồi chữa rong kinh có hiệu quả tốt nhất, chị em phụ nữ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không chữa rong kinh bằng lá nhọ nồi cho phụ nữ mang thai. Trong cỏ mực có chất kích thích tử cung, có thể dẫn đến sảy thai. Cho nên, cần cẩn trọng khi áp dụng bài thuốc này.
  • Chữa rong kinh bằng cây nhọ nồi chỉ áp dụng cho người bị rối loạn nội tiết tố nữ. Ngoài ra, rong kinh do viêm nhiễm sẽ không áp dụng bài thuốc này. Cho nên, chị em phụ nữ cần hiểu về sức khỏe của bản thân để có cách điều trị đúng đắn nhất.
  • Bài thuốc dùng lá nhọ nồi chữa rong kinh chỉ nên áp dụng cho những người bệnh ở mức độ nhẹ, người bị bệnh nặng không nên thực hiện.
  • Những bài thuốc kể trên chưa có cơ sở khoa học, cho nên chị em phụ nữ cần chọn lọc thông tin kĩ lưỡng trước khi áp dụng để có kết quả tốt nhất.
  • Bài thuốc chữa rong kinh bằng cỏ mực chỉ là kinh nghiệm dân gian, tùy vào cơ địa của từng người mà có kết quả khác nhau.
  • Trong khi áp dụng bài thuốc điều trị nên không thấy đạt kết quả, ngược lại tình trạng bệnh ngày càng nặng, chị em nên ngừng lại, đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
  • Trong thời gian chữa rong kinh bằng nhọ nồi, chị em cần có lối sống lành mạnh, vệ sinh thân thể sạch sẽ, bổ sung dinh dưỡng và tránh xa thực phẩm có hại. Ngoài ra, cần chăm tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng.
  • Chú ý: Người viêm đại tràng mạn tính, đại tiện lỏng, sôi bụng không nên dùng cỏ nhọ nồi. Cỏ nhọ nồi không gây giãn mạch, không hạ huyết áp, nhưng có thể gây sẩy thai.
  • Mặc dù phương pháp dùng cây nhọ nồi chữa rong kinh rất đơn giản nhưng chị em vẫn cần lưu ý những điều dưới đây để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất và an toàn khi áp dụng:
    • Lựa chọn những lá nhọ nồi ở những nơi an toàn (không có thuốc trừ sâu), rửa sạch và ngâm với nước muối để có thể loại bỏ những tạp khuẩn và những chất độc hại, loại bỏ khả năng viêm nhiễm hoặc những yếu tố gây hại cho sức khỏe.
    • Thực hiện theo đúng hướng dẫn và liều lượng
    • Nếu áp dụng phương pháp trong vòng 1 tuần nếu không thấy có hiệu quả thì chị em nên áp dụng những phương pháp khác.
    • Trong quá trình áp dụng phương pháp này, nếu có điều gì bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để tìm ra nguyên nhân và khắc phục kịp thời.
    • Lưu ý rằng phương pháp dùng cây nhọ nồi chữa rong kinh chỉ có tác dụng đối với trường hợp rong kinh nhẹ thông thường do sinh lý. Trong những trường hợp rong kinh do bệnh lý thì phương pháp này không có tác dụng và việc áp dụng không những giúp bệnh khỏi mà còn khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

Ngoài ra , một số chứng bệnh khác áp dụng cỏ nhọ nồi trong điều trị

Nhọ nồi trong một số bệnh lý khác

Cỏ mực trị sốt cao, trúng thử, sốt xuất huyết, dùng 50 – 100g lá tươi cỏ nhọ nồi rửa sạch, giã vắt lấy dịch uống hoặc sắc uống.

– Cỏ mực  trị sốt xuất huyết, sốt phát ban,mề đay cỏ nhọ nồi,  rau sam, sài đất, huyền sâm, mạch môn, mỗi vị 12g, sắc uống.

– Cây cỏ mực  chữa rong kinh, rong huyết, cỏ nhọ nồi, sinh địa, hoài sơn, mỗi vị 16g, đương quy, thỏ ty tử, bạch thược, ích mẫu, mỗi vị 12g, hương phụ 10g, sắc uống, ngày một thang.

– Cỏ mực chữa chảy máu cam, đại, tiểu tiện ra máu, cỏ nhọ nồi, trắc bách diệp, huyết dụ, đều sao cháy, đồng lượng  12g, sắc uống, ngày một thang.

– Cỏ mực chữa động thai ra máu, cỏ nhọ nồi, ngải cứu, trắc bách diệp, tất cả đều sao cháy, mỗi vị 16g, củ gai , cành tía tô, mỗi vị 12g. Sắc uống, ngày một thang.

– Cỏ mực  chữa tóc bạc sớm, rụng tóc: Rửa sạch một nắm cỏ nhọ nồi vừa đủ, nấu cô đặc thành cao rồi cho thêm một lượng vừa phải nước gừng và mật ong. Nấu cho cô đặc lại lần nữa.

Cho vào lọ thủy tinh, đậy nắp kín và bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Khi dùng lấy 1 – 2 muỗng canh, hòa với nước đun sôi còn ấm hoặc cho thêm ít rượu gạo để uống 2 lần/ngày. 

– Nhọ nồi chữa chứng tưa lưỡi ở trẻ: Giã nát một ít lá nhọ nồi và lá hẹ, lấy nước cốt hòa với chút mật ong sau đó chấm lên lưỡi của bé. Làm 2 giờ/ lần sẽ giảm tưa lưỡi ở trẻ.

– Cây nhọ nồi chữa đau dạ dày: rửa sạch 200-300 gr cỏ nhọ nồi, xay nhuyễn, lọc lấy nước uống. Mỗi sáng nên uống 1 ly 200-250ml.

Ngoài dùng cỏ mực,  nghệ cũng được coi là thần dược chữa đau dạ dày. Người bệnh có thể dùng nghệ chữa đau dạ dày rất hiệu quả.

Trên đây là những thông tin về việc dùng lá nhọ nồi chữa rong kinh. Có thể nói, những thông tin này rất quý báu và bổ ích, nó góp phần giúp phụ nữ có thêm một lựa chọn trong cách chữa rong kinh.

Tuy nhiên,uy nhiên, khi sử dụng nhọ nồi để điều trị bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sỹ về liều lượng, cách sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất…Đặc biệt đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi khi bị sốt chỉ nên sử dụng lá nhọ nồi để đắp (bẹn, nách), hạn chế đường uống để đảm bảo vệ sinh vô trùng cho trẻ…

Những thông tin này cũng chỉ mang tính chất tham khảo, quý vị  nên tìm hiểu thật kỹ trước khi áp dụng để có hiệu quả chữa bệnh cao nhất..

Mọi thắc mắc hay câu hỏi về bệnh bạn đọc có thể liên hệ với BS.CKII Trần Thị Thu Huyền hoặc Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp kịp thời!

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *