Điều trị viêm nang lông bằng Laser là phương pháp áp dụng các công nghệ tiên tiến được các chuyên gia đưa vào điều trị nhằm rút ngắn thời gian tự lành cũng như phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm tái phát trở lại trong tương lai. Đây là thủ thuật điều trị không xâm lấn, không gây ra đau đớn, người bệnh hoàn toàn thoải mái khi thực hiện.
I. Viêm nang lông là gì?
Viêm nang lông là một bệnh da liễu khá phổ biến, do sự xâm nhập của các tế bào viêm vào thành trong nang lông, tạo thành ổ mủ ở nang lông. Bệnh gặp ở bất kỳ chủng tộc, xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ nam, nữ tương đương.Các yếu tố nguy cơ của bệnh bao gồm dùng dao cạo râu, cạo lông , mặc quần áo chật, bí, tiếp xúc với môi trường ẩm, tình trạng suy giảm miễn dịch, mắc bệnh như đái tháo đường, béo phì. Các bệnh về da có từ trước hay sau sử dụng một số loại kháng sinh kéo dài.
Theo Bác sĩ CKII Trần Thị Thu Huyền – Trưởng khoa khám bệnh tại Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường viêm nang lông thường xuất hiện ở vùng râu, gáy, thân mình, vùng da đầu, vùng mặt,… Thực tế, bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến toàn bộ vùng da trên cơ thể, trừ lòng bàn chân, bàn tay và môi (do các vùng da này không có nang lông).
1. Triệu chứng điển hình của viêm nang lông:
- Tổn thương cơ bản của viêm nang lông là các sẩn đỏ hoặc mụn mủ nhỏ khu trú ở nang lông
- Xung quanh nang lông có quầng đỏ tươi
- Sau vài ngày, mụn mủ có xu hướng vỡ, gây ra vết trợt nhỏ, khô lại và bong vảy tiết.
- Ở một số vị trí, các mụn mủ có thể liên kết tạo thành từng đám lớn gây viêm đỏ, ngứa ngáy và sưng đau.
Phạm vi và mức độ tổn thương da thường có sự khác biệt ở từng trường hợp. Điều này phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh, cơ địa và một số yếu tố thuận lợi.
2. Phân loại bệnh
- Phân theo nguyên nhân gây bệnh
- Viêm nang lông do nhiễm trùng : vi khuẩn, virus, nấm hay kí sinh trùng.
- Viêm nang lông không do nhiễm trùng: do thuốc, do thiếu chất, do ánh sáng..
- Phân theo độ nông sâu của bệnh
- Viêm nang lông nông: là tình trạng viêm chỉ giới hạn ở phần phễu của nang lông. Bệnh khởi phát cấp tính hoặc mạn tính, tổn thương là các sẩn đỏ, mụn mủ kèm theo ngứa hoặc gây khó chịu. Bệnh thường tự khỏi, nhưng cũng có thể viêm mạn tính, diễn biến thành viêm nang lông sâu, nhất là trên các bệnh nhân có cơ địa suy giảm miễn dịch.
- Viêm nang lông sâu là tình trạng viêm ở phần sâu của nang lông và phần trung bì quanh nang lông. Viêm nang lông sâu có thể xuất phát từ viêm nang lông nông. Biểu hiện lâm sàng là các kén, cục, đôi khi chảy mủ và thường kèm theo đau nhức. Các tổn thương tái phát hoặc tồn tại dai dẳng có thể dẫn tới sẹo và rụng lông tóc vĩnh viễn.
3. Dấu hiệu của viêm nang lông theo tác nhân gây bệnh
Biểu hiện lâm sàng của viêm nang lông còn có sự khác biệt tùy vào tác nhân gây bệnh.
- Viêm nang lông do tụ cầu vàng: Tụ cầu vàng thường gây tổn thương nang lông ở vùng tóc mai, lông mu, chân tóc vùng gáy, râu, nách,… Tác nhân này gây viêm cả nang lông và tuyến bã nên có khả năng để lại sẹo sau khi điều trị.
- Viêm nang lông do nấm sợi: Nấm Microporum gây thương tổn điển hình là đám da tròn và bong nhiều vảy trắng nhỏ. Loại nấm này thường gây viêm nang lông ở vùng da dầu và có khả năng gây rụng tóc, sẹo da đầu và tăng nguy cơ hói đầu.
- Viêm nang lông do vi khuẩn gram âm: Thường xảy ra ở vùng mặt do sử dụng kháng sinh đường uống dài ngày. Vi khuẩn gram âm thường khiến da nổi sẩn, tạo các áp xe nang lông ở vùng cằm, má và làm nghiêm trọng các nốt mụn cá trên mặt.
- Viêm nang lông do nấm Malassezia: Loại nấm này phát triển mạnh khi thời tiết nóng ẩm. Viêm nang lông do nấm Malassezia thường xuất hiện ở vùng cánh tay, mặt, gáy và vùng lưng với tổn thương điển hình là các mụn mủ và sẩn ngứa khu trú ở nang lông. Sẩn ngứa do nấm Malassezia khá giống mụn trứng cá nhưng không có nhân trắng.
- Viêm nang lông do virus herpes: Virus herpes thường gây viêm nang lông ở ria mép và vùng cằm do cạo râu. Tổn thương điển hình là sự xuất hiện của các mụn nước nhỏ, mọc tập trung thành đám như chùm nho và có xu hướng đóng vảy tiết sau vài ngày. Viêm nang lông do virus herpes có thể tự khỏi, không để lại sẹo thâm nhưng hay tái đi tái lại.
- Viêm nang lông do virus u mềm lây: Virus u mề lây (Molluscum contagiosum) có thể gây viêm nang lông ở vùng ria mép và vùng râu cằm. Virus này không tồn tại trên bề mặt da mà chủ yếu lây nhiễm từ người khác. Viêm nang lông do chủng virus này có thể tự khỏi sau khoảng vài tháng.
- Viêm nang lông do Demodex: Demodex là loại ký sinh trùng sinh sống và phát triển trên da người. Tuy nhiên khi vệ sinh kém, loại ký sinh này có thể bùng phát mạnh và gây viêm nang lông. Viêm nang lông do Demodex có biểu hiện tương tự viêm da tiết bã, vẩy phấn nang lông hoặc nổi mụn mủ do mụn trứng cá.
II. Điều trị viêm nang lông bằng Laser là gì? Có tốt không?
Điều trị viêm nang lông bằng Laser là một trong những phương pháp điều trị áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến bằng cách sử dụng các tia ánh sáng có bước sóng cao tác động sâu vào bên trong các nang lông. Từ đó giúp tiêu diệt các ổ viêm nhiễm, đồng thời phục hồi và tái tạo làn da bị tổn thương. Ngoài ra, phương pháp Laser còn mang lại những công dụng khác như:
- Ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng ẩn sâu bên trong nang lông, giúp tiêu diệt tận gốc và phòng ngừa tái phát;
- Giúp se khít lỗ chân lông, làm giảm tình trạng tắc nghẽn và viêm nhiễm lỗ chân lông;
- Phục hồi và tái tạo vùng da bị tổn thương, giúp da luôn sáng mịn và loại bỏ các tế bào chết lâu năm khó trị;
- Giúp cải thiện tình trạng màu da, đồng thời kích thích sản sinh collagen tự nhiên làm săn chắc da;
- Tăng đàn hồi da, cải thiện tình trạng thâm nám;
- Kích thích các phân tử nước, từ đó giúp tăng sự lưu thông của các mạch máu, giúp điều hòa quá trình trao đổi chất và giúp da trở nên khỏe mạnh hơn.
Thông thường, điều trị viêm nang lông bằng Laser thường sử dụng ánh sáng có bức sống khoảng 640nm và số lần chiếu tia ánh sáng này lên da còn phụ thuộc vào kích thước và tình trạng nặng nhẹ. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ có tiến hành thăm khám lâm sàng trước khi đưa ra chỉ định điều trị. Và sau khi kết thúc lộ trình điều trị, người bệnh sẽ được các chuyên gia kê thêm một số sản phẩm dưỡng ẩm hoặc các loại kem điều trị viêm nang lông để tăng hiệu quả cũng như duy trì kết quả điều trị.
Phương pháp điều trị viêm nang lông bằng Laser áp dụng cho mọi trường hợp viêm nặng và nhẹ. Các trường hợp viêm nang lông do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây nhiễm hay tình trạng lông mọc ngược, phương pháp Laser đều có thể can thiệp.
Bên cạnh đó, thủ thuật này được các chuyên gia nhận định là tương đối an toàn và hầu như không để lại những tác phụ dụng. Người bệnh có thể nhanh chóng khôi phục bệnh và thoải mái trở lại trong chế độ sinh hoạt hằng ngày mà không mất quá nhiều thời gian để nghỉ dưỡng.
III. Ưu và nhược điểm của phương pháp điều trị viêm nang lông bằng Laser
Mỗi phương pháp điều trị đều tồn tại cả hai mặt ưu và nhược điểm, phương pháp điều trị viêm nang lông bằng Laser cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Việc nắm rõ ưu và nhược điểm có thể giúp bạn biết rõ nhiệm vụ cần làm và không nên làm, cũng như chuẩn bị tâm lý và tài chính trước khi quyết định điều trị.
1. Ưu điểm của phương pháp điều trị viêm nang lông bằng Laser
- Áp dụng hầu hết cho mọi trường hợp bị viêm nang lông, bao gồm cả trường hợp nặng và nhẹ;
- Không để lại tác dụng phụ sau khi điều trị, người bệnh hoàn toàn trở lại đời sống bình thường sau thời gian rất ngắn;
- Các bước sóng của ánh sáng tác động sâu lớp bì giúp tiêu diệt ổ viêm nhiễm;
- Điều trị tận gốc và phòng tránh tình trạng tái phát trở lại;
- Ngoài liệu pháp điều trị viêm nang lông, phương pháp này còn mang lại nhiều công dụng khác như: se khít lỗ chân lông, đều màu da, da trở nên trắng sáng, mềm mịn, kích thích sản sinh collagen tự nhiên, cải thiện tình trạng thâm nám,…
2. Nhược điểm của phương pháp điều trị viêm nang lông bằng Laser
- Chi phí điều trị cao và bạn cần phải mua thêm một số sản phẩm chăm sóc da để duy trì kết quả điều trị viêm nang lông;
- Da được chăm sóc với chế độ đặc biệt trong những khoảng thời gian đầu để không lành ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Để việc điều trị viêm nang lông bằng thủ thuật dùng ánh sáng Laser được an toàn và đạt được kết quả điều trị tốt, bạn nên lựa chọn các cơ sở, Phòng Khám da liễu uy tín. Mặt khác, bạn có thể liên hệ trực tiếp với đơn vị mà bạn dự định điều trị để biết chính xác các dịch vụ, chi phí điều trị để bạn chuẩn bị cũng như được tư vấn cặn kẽ.
IV. Cách chăm sóc da sau khi điều trị viêm nang lông bằng Laser
Trong 24 giờ điều trị viêm nang lông bằng Laser, bạn không nên vận động quá mạnh. Bởi điều này có thể khiến bạn ra nhiều mồ hôi và làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị viêm nang lông. Đồng thời, luôn giữ cho vùng da được sạch sẽ và khô thoáng. Bên cạnh đó, sau khi kết thúc lộ trình điều trị viêm nang lông bằng Laser, Tuệ Y Đường xin lưu ý đến bạn đọc những vấn đề sau để duy trì kết quả điều trị cũng như phòng ngừa bệnh tình tái phát trở lại:
- Theo dõi sát sao vùng da bị viêm nang lông sau lộ trình điều trị viêm nang lông. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra, bạn nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ điều trị;
- Sử dụng thuốc bôi theo chỉ định và sự hướng dẫn của bác sĩ. Bạn không được tự ý sử dụng sản phẩm bôi lên vùng da vừa được điều trị khi chưa có sự cho phép của bác sĩ;
- Luôn giữ cho da luôn được sạch sẽ bằng cách tắm rửa mỗi ngày để tránh bệnh viêm nang lông tái phát trở lại;
- Nên tắm hoặc vệ sinh vùng da điều trị bằng nước ấm, không được sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh. Bởi nước quá nóng có thể khiến da bị khô, dễ bị kích ứng, thậm chí gây ra tình trạng bỏng da. Trong khi đó, nước quá lạnh có thể khiến cơ thể bị sốc nhiệt và dẫn đến cảm lạnh;
- Nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp với cơ địa, không gây kích ứng da. Tốt nhất, bạn nên sử dụng sản phẩm được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên trong những khoảng thời gian đầu điều trị bệnh;
- Sử dụng trang phục quần áo rộng rãi, vải mềm, tránh cọ xát nhiều vào vùng da vừa được điều trị viêm nang lông. Bên cạnh đó, tránh mặc áo bó sát cơ thể, bởi vì tuyến mồ hôi khó thoát ra ngoài và gây nên tình trạng viêm nhiễm;
- Không để vùng da vừa mới điều trị tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Tốt nhất, bạn nên sử dụng kem chống mắt và một số vật dụng bảo hộ khi đi ra ngoài như: mũ vành, khẩu trang, quần áo dài, váy chống nắng, bao tay, tất chân,…
Ngoài việc chăm sóc da đúng cách sau khi điều trị viêm nang lông, bạn cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, bởi đây cũng chính là biện pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát. Cụ thể hơn:
- Tăng cường bổ sung cho cơ thể nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại rau xanh, củ quả, trái cây tươi, sữa hoặc các món ăn được chế biến từ sữa;
- Kiêng ăn các thức ăn cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc thức phẩm mà cơ thể dị ứng;
- Các thực gây ngứa và lồi sẹo cần được loại bỏ khỏi bữa ăn mỗi ngày như: đậu phộng, thịt bò, rau muống,…;
- Uống đủ lượng nước theo tiêu chuẩn 2 – 2,5 lít mỗi ngày. Có thể bổ sung các loại nước ép từ rau củ quả, chúng vừa có công dụng bù nước vừa cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất cần thiết;
- Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như: thuốc lá, rượu, bia,…;
- Luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, tránh căng thẳng hay làm việc quá sức.
Trên đây là những thông tin liên quan đến phương pháp điều trị viêm nang lông bằng Laser. Tuy nhiên, những thông tin được chia sẻ trong bài viết còn hạn hẹp nhưng hy vọng giúp ích được bạn đọc trong việc điều trị bệnh viêm nang lông bằng phương pháp này. Để biết thêm những thông tin khác, bạn có thể tham vấn thêm từ chuyên gia hay các bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Tuệ Y Đường không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Mọi thắc mắc hay câu hỏi về da liễu bạn đọc có thể liên hệ với BS.CKII Trần Thị Thu Huyền hoặc Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp kịp thời.
Mình bị viêm nang lông ở 2 canh tay, tư vấn giúp mình nhé, cảm ơn!