Viêm da tiết bã – căn bệnh gây không ít phiền toái, khó chịu và mất tự tin với người bị bệnh. Mặc dù là bệnh lý mạn tính phổ biến với các tổn thương cơ bản như dát đỏ, da sáp, ngứa nhẹ, phát ban… nhưng các nguyên nhân gây viêm da tiết bã hiện vẫn chưa được xác định một cách cụ thể. Hôm nay hãy cùng Phòng khám Đông y Tuệ Y Đường tìm hiểu xem Viêm da tiết bã hay bị ở những vị trí nào trên cơ thể nhé.
Theo Ths.Bs.CK II Trần Thị Thu Huyền vị trí hay xảy ra tình trạng viêm da tiết bã là những vị trí mà ở đó tuyến bã hoạt động mạnh bao gồm:
- Vùng da đầu:
- Ở trẻ nhỏ dân gian hay gọi là “ Cứt trâu”: da đầu của trẻ có những mảng vảy da dày, dính, nhờn, lan tỏa, khó bong.
- Ở người lớn: Là đám mảng đỏ,trên có vảy, vảy mỡ có khi có sẩn trên bề mặt, giới hạn tương đối rõ, khô
Bạn đọc có vấn đề về Da liễu có thể liên hệ trực tiếp đến Hotline 0789502555 để được tư vấn
- Vùng mặt
- Ở mặt thường gặp ở lông mày, quanh mắt, giữa mũi, nếp mũi má, sau tai.
- Hay gặp và nặng lên vào mùa đông, cải thiện vào mùa hè.
- Ít khi ngứa
- Tình trạng da có nhờn và khô kết hợp
- Ở mặt, các mảng, dát màu đỏ, ranh giới không rõ, màu hồng cá hồi, ở nếp gấp, rãnh mũi má hai bên mặt, đối xứng, phía trên thường có vảy da trắng, mỏng, nhờn, dính.
- Vùng ức, liên bả:
- Các bờ viền đỏ, gờ cao, hình nhẫn, hình tròn hoặc hình đa cung, có vảy da trắng.
>>> Bạn đọc có thể tham khảo bài viết: Viêm da tiết bã và 8 nguyên nhân thường gặp
Bs.CKII Thu Huyền chia sẻ Viêm da dầu hay còn gọi là Viêm da tiết bã, chàm mỡ là 1 bệnh da thuộc 1 thể của bệnh lý Chàm, là tình trạng viêm da mãn tính với đặc điểm:
- Đỏ da, vảy, Là đám mảng đỏ,trên có vảy, vảy mỡ có khi có sẩn trên bề mặt, giới hạn tương đối rõ, khô,nhưng vi thể có hiện tượng xốp bào.
- Thường gặp ở người 20-50 tuổi, có thể gặp ở trẻ nhỏ ( những háng đầu)
- Có liên quan đến di truyền.
- Nam gặp nhiều hơn nữ
Bạn đọc có vấn đề về Da liễu có thể liên hệ trực tiếp đến Hotline 0789502555 để được tư vấn
MÔ BỆNH HỌC VIÊM DA TIẾT BÃ :
- Da có sừng, tăng gai, xốp bào, chân bì viêm không đặc hiệu.
VIÊM DA TIẾT BÃ CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT VỚI BỆNH GÌ:
- Vẩy nến
- Chốc
- Nấm da đầu
- Nấm mặt
- Nấm thân
- Lupus đỏ
PHÒNG BỆNH VIÊM DA TIẾT BÃ:
Bs.Trần Thị Thu Huyền lưu ý bên cạnh việc nghiêm túc thực hiện các phương pháp điều trị theo chỉ định bác sĩ thì bạn cần chú ý đến vấn đề chăm sóc và dự phòng. Chăm sóc và dự phòng tốt sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh viêm da tiết bã tái đi tái lại. Đồng thời hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và hàng rào bảo vệ cho da, giúp da nhanh chóng sáng khỏe trở lại.
Để phòng bệnh tái phát bạn đọc cần chú ý trong việc chăm sóc và phòng ngừa viêm dưới đây là một số lưu ý các bạn có thể tham khảo và áp dụng:
- Vệ sinh và làm sạch da mỗi ngày
- Vệ sinh da nhiều lần trong ngày, đối với da mặt cần rửa sạch với sữa rửa mặt 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối.
- Nếu sử dụng kem chống nắng hay các sản phẩm trang điểm thì cần thực hiện bước tẩy trang trước khi rửa mặt.
- Nên tắm bằng các loại sữa tắm dịu nhẹ có chứa thành phần kiểm soát bã nhờn trên da tốt.
- Khi thời tiết nóng bức, cần dùng giấy thấm dầu để loại bỏ bã nhờn dư thừa ở các vùng da tiết nhiều dầu như 2 bên cánh mũi, má, trán và cằm.
- Trường hợp bị viêm da tiết bã ở đầu, cần chú ý vệ sinh da đầu từ 4 – 6 lần mỗi tuần bằng các loại dầu gội làm sạch dịu nhẹ.
- Giữ cho các vùng da bị viêm da tiết bã luôn ở trong trạng thái sạch sẽ và khô thoáng. Tuyệt đối không dùng tay cào gãi hay chà xát lên bề mặt da.
Bạn đọc có vấn đề về Da liễu có thể liên hệ trực tiếp đến Hotline 0789502555 để được tư vấn
- Thường xuyên dưỡng ẩm cho da
- Dưỡng ẩm cho da là bước chăm sóc không thể thiếu sau khi da được làm sạch và lau khô. Được cung cấp độ ẩm cần thiết, làn da của bạn sẽ luôn bóng khỏe và mịn màng. Đồng thời nang lông cũng sẽ giảm tiết bã nhờn, hạn chế nguy cơ bị bít tắc lỗ chân lông.
- Thường xuyên dưỡng ẩm cho làn da với tần suất 2 lần/ngày còn giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da, tăng miễn dịch cho da, giúp da luôn căng bóng và mềm mịn
- Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho da, bạn cần chú ý chọn các loại kem dưỡng lành tính.
3. Tẩy tế bào chết.
- Tẩy tế bào chết thường xuyên là bước không thể bỏ qua với quá trình chăm sóc da nó giúp làn da chúng ta luôn thông thoáng, sạch sẽ việc này càng cần thiết đối với bệnh nhân Viêm da tiết bã. Áp dụng cách này với tần suất đều đặn 2 tuần/lần sẽ giúp da được thông thoáng, mềm mịn và đều màu hơn.
- Tuy nhiên cần chú ý chọn các sản phẩm dịu nhẹ hay tận dụng các nguyên liệu tự nhiên như bột đậu đỏ, bột yến mạch, chanh hay sữa chua…
- Điều chỉnh chế độ ăn uống
Theo BS.CKII Trần Thị Thu Huyền – phụ trách chuyên môn của Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường xây dựng và duy trì một chế độ ăn uống khoa học cũng chính là cách tốt giúp tăng cường sức đề kháng cho làn da. Đồng thời hỗ trợ kiểm soát triệu chứng cũng như làm giảm nguy cơ tái phát bệnh viêm da tiết bã nhờn.
Ăn uống lành mạnh cũng giúp tăng đề kháng và miễn dịch tự nhiên cho làn da
Cần chú ý đến các vấn đề sau đây trong ăn uống:
- Cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho da từ các loại rau củ quả tươi. Điều này sẽ giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da, tăng miễn dịch và giúp da sáng khỏe, đều màu hơn.
- Bên cạnh đó, có thể bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh khác vào chế độ dinh dưỡng. Đặc biệt là đậu nành, các loại hạt, trứng, sữa, tinh dầu tự nhiên, thịt heo… Chúng đều rất giàu thành phần chống oxy hóa, giúp kích thích sản sinh collagen, tăng tốc độ phục hồi và đề kháng cho da.
- Ngoài ra, cần chú ý hạn chế tiêu thụ các loại đồ ăn, thức uống gây ảnh xấu đến sức khỏe làn da. Cần tránh rượu bia, thuốc lá, trà đặc, cà phê, thực ăn dễ gây dị ứng, đồ cay nóng, đồ ăn chế biến sẵn…
- Chống nắng và bảo vệ da khi đi ra ngoài
Bạn đọc có vấn đề về Da liễu có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 0789502555 để được tư vấn
- Uống đủ nước
- Bổ sung đủ cho cơ thể 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày là liều thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe làn da nói riêng.
- Uống đủ nước sẽ hạn chế tình trạng khô da và giữ được độ ẩm tự nhiên cần thiết cho da. Đồng thời thúc đẩy tốt hơn các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Nhờ đó mà quá trình chữa lành và hồi phục da cũng sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.
- Sử dụng mặt nạ tự nhiên
Bệnh viêm da tiết bã thường có xu hướng bùng phát cao ở vùng da mặt. Mặt cũng chính là vùng da rất nhạy cảm nên tổn thương thường kích hoạt ở mức độ nghiêm trọng hơn. Chính vì thế mà bạn cần chú ý trong vấn đề chăm sóc và dự phòng để ngăn ngừa bệnh viêm da tiết bã tái phát. Sử dụng mặt nạ tự nhiên để đắp mặt là cách chăm sóc và dưỡng da mặt tốt nhất.
Bạn có thể tự làm tại nhà các loại mặt nạ tự nhiên như: Đắp mặt với mặt nạ từ mật ong và nha đam hoặc mặt nạ từ bột yến mạch và sữa chua không đường.
>>> Tham khảo: Điều trị Viêm da tiết bã từ Nguyên liệu thiên nhiên
ĐIỀU TRỊ VIÊM DA TIẾT BÃ
Bs. CKII Trần Thị Thu Huyền nói đối với điều trị Viêm da tiết bã bằng Tây y đa số sẽ sử dụng các thuốc bôi tại chỗ dưới đây là một số loại thuốc hay dùng và những lưu ý khi dùng thuốc mà bác sỹ chia sẻ:
- Mỡ Corticoid bôi: có hiệu lực ngay nhưng lưu ý bôi ở mặt có thể gây teo da, giãn mạch. Ở vùng mặt và trẻ em chọn loại Corticoid bôi ngoài da nhẹ.
- Nếu có bội nhiễm vi khuẩn thì nên dùng kháng sinh Kháng sinh ưu tiên là doxy hoặc amox-clavulanic. Cụ thể được sử dụng là Bactropan
- Vệ sinh tại chỗ bằng Betadin có thể pha loãng ra để dùng
- Thuốc uống: Ngứa nhiều dùng kháng histamin h1 như loratadine
Bạn đọc có vấn đề về Da liễu có thể liên hệ trực tiếp đến Hotline 0789502555 để được tư vấn
Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh vấn đề về bệnh …….Bạn có thể gặp các triệu chứng ngoài da khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ qua:
? Facebook: Tuệ Y Đường
?⚕️Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền
?⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung
?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội
?Hotline: 0789.502.555– 0789.503.555
Viêm da tiết bã có nguy hiểm không bác sĩ
Bệnh này bao lâu thì khỏi ạ?
cách vệ sinh và chăm sóc da như thế nào thì hợp lý
Mấy giờ thì phong khám đóng cửa? và làm vao những ngày nào trong tuần ạ
chi phí ở đây như thế nào?
Bệnh này bao lâu thì khỏi được
Những tuyến bã kích thích khiến da tăng tiết tuyến mồ hôi phải không bác sĩ?
Mình hay dùng nha đam đắp mặt nhưng sao không thấy đỡ ạ?
dùng mật ong ,lá tía tô, sữa chưa được không bác sĩ? có ảnh hưởng gì không ạ>?
có được kem dưỡng ẩm không bác sĩ?
có nên tẩy tế bào chết không bác sĩ?
có cần phải kiêng gì không bs?
Không sử dụng xà phòng hóa chất, tránh ăn các đồ ăn thịt gà, các đồ hải sản, ăn nhiều hoa quả, cung cấp đầy đủ nước, chăm sóc da sạch sẽ,.. bạn nhé!
Mình muốn đến khám trực tiếp , chi phí khám có đắt không ạ?
Nếu bạn đặt lịch trước thì sẽ được miễn phí khám và không phải chờ đợi lâu bạn nhé! Còn nếu không đặt lịch thì phí khám 150k/ người bạn nhé!
bệnh này nguyên nhân chính là do đâu thế ạ
Có rất nhiều nguyên nhân có thể do yếu tố di truyền, hoặc sự kích thích làm tăng tuyến bã, ko vệ sinh sạch sẽ gây ra bệnh bạn nhé!
Bệnh này Pk điều trị bao lâu thì khỏi?
Bác sĩ không thể nói bao lâu thì khỏi, còn tùy thuộc vào cơ địa, độ đáp ứng với thuốc , yếu tố môi trường . Tuy nhiên trung bình khoảng 3 tháng bạn nhé!
tôi bị 3 năm nay rồi, da mặt gần trán bong tróc, nhiều lúc ngứa và rất khó chịu, tôi đã uống thuốc tây 1 thời gian nhưng không thấy đỡ, bác sĩ tư vấn giúp tôi vs ạ
Mình cũng đang điều trị 2 tháng tại Pk thấy cũng đỡ rất nhiều, nhưng mà thấy vẫn còn ra nhiều mồ hôi, vs thấy bác sĩ bảo là phải dùng kiên trì
Bạn đã dùng thuốc gì chưa? bạn gửi hình ảnh tổn thương qua số zalo 0789.502.555 để được các bác sĩ tư vấn cụ thể hơn nhé!
đã ai điều trị ở phòng khám chưa ạ?
Mình đã điều trị ở Pk 2 tháng nay rồi, cũng thấy đỡ nhiều, đôi khi da vẫn hơi đỏ nhưng ko còn tình trạng bong tróc da, khô da nữa. cảm giác đỡ tư ti hơn, nhưng không biết lâu dài như thế nào?
Hết nhiều tiền không bạn?
Mình bị nhiều vị trí, không biết bạn bị giống mình không mỗi tháng tầm gần 2tr bạn ạ
có nên tẩy tế bào chết không bác sĩ?
Bạn không nên tẩy da chết tại các vị trí tổn thương, nhất là các loại tẩy da chết vật lý, vì rất có khả năng gây nhiễm khuẩn bạn nhé!
Mình có nên cạo các lớp vảy bong trên mặt da không bác sĩ chứ nhìn thấy mất thẩm mỹ quá:))
Bạn không nên cạo tẩy vùng da đang bị tổn thương vì rất có thể gây nhiễm khuẩn bạn nhé, nên vệ sinh sạch sẽ vùng da đó, tránh dùng sửa rửa mặt gây kích ứng nhé bạn!
Em uống vitamin và khoáng chất cần thiết cho da từ các loại rau củ quả tươi. tăng cường, tập thể dục đều đặn thấy cũng tiến triển hơn
Bạn cung cấp cho cơ thể và tập luyện nâng cao sức đề kháng thế là khá tốt, vì yếu tố tâm lý và chế độ dinh dưỡng cũng khá quan trọng bạn nhé!
Vâng cảm ơn bác sĩ đã tư vấn ạ
Tôi bị cách đây 5 năm rồi, bệnh này có khỏi hoàn toàn được không?
Bệnh này không khỏi hoàn toàn được , tuy nhiên bác sĩ có thể điều trị ổn định và kéo dài thời gian bị tái phát lại.
bôi corticoid sao không thấy đỡ được bác sĩ?
Không nên lạm dụng thuốc corticoid . Bạn gửi tổn thương qua số zalo 0789.502.555 để được bác sĩ tư vấn thêm bạn nhé!
ai đã khám ở phòng khám rồi cho mình xin ít kinh nghiêm?
Mình đang khám và điều trị ở đây 1 tháng , thấy cũng đỡ hơn trước, các mảng bong tróc thấy hết rồi nhưng mà thấy chậm ,chắc là mới điều trị 1 tháng nên cần kiên trì.
Đợt trước đi khám ở da liễu, bác sĩ soi da bảo mình thuộc nhóm da dầu xong uống vitamin A nó đỡ dầu nhưng bị khô da, bong tróc da . Uống loại nào cho đỡ việc da nhờn và không bị khô da vậy
Đợt trước đi khám ở da liễu, bác sĩ soi da bảo mình thuộc nhóm da dầu xong uống retinol nó đỡ dầu nhưng bị khô da, bong tróc da . Uống loại nào cho đỡ việc da nhờn và không bị khô da vậy